Sắp có xét nghiệm đường huyết bằng nước bọt

13-08-2021 16:32 | Thông tin dược học
google news

SKĐS- Ước tính có khoảng 30% người mắc bệnh tiểu đường cảm thấy lo lắng về quá trình chích ngón tay để xác định bệnh tiểu đường.

Sự lo lắng đó có liên quan đến việc né tránh các xét nghiệm - và nếu mọi người không kiểm tra mức đường huyết khi cần, thì có thể họ đang không kiểm soát bệnh của mình một cách thích hợp.

Mới đây, các nhà nghiên cứu Úc đã phát triển một phương pháp xét nghiệm đường huyết mới, không dùng kim để đo nồng độ glucose từ nước bọt - không phải máu.

Phát triển xét nghiệm đường huyết qua nước bọt - Ảnh 1.

Với nền tảng có độ nhạy cao, lần đầu tiên có thể phát hiện glucose trong nước bọt.

Cơ thể chúng ta sử dụng một loại hormone gọi là insulin để chuyển hóa đường glucose trong máu thành năng lượng. Tuy nhiên, những người mắc bệnh đái tháo đường thường không sản xuất đủ insulin.

Có mức đường huyết cao mãn tính có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, vì vậy để điều trị bệnh tiểu đường thường phải sử dụng tiêm insulin - nhưng để biết khi nào phải sử dụng insulin, người bệnh phải xét nghiệm máu bằng kim chích nhiều lần mỗi ngày.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Newcastle hiện đã phát triển một phương pháp thay thế không gây đau đớn cho thử nghiệm tiểu đường bằng kim châm.

Đó là một cảm biến mỏng có kích thước bằng một que kẹo cao su. 

Khi một người liếm cảm biến, một lớp phủ trên đó sẽ tương tác với nước bọt của họ.

Phản ứng đó tạo ra một dòng điện có thể đo được lượng đường trong cơ thể họ trên một ứng dụng điện thoại thông minh.

Nồng độ glucose trong nước bọt nhỏ hơn nhiều so với trong máu, vì vậy việc phát triển một xét nghiệm tiểu đường có thể đo chính xác chúng không dễ dàng, nhưng cảm biến được báo cáo là chính xác.

Trưởng nhóm nghiên cứu Ts. Paul Dastoor cho biết: "Với nền tảng có độ nhạy cao này, lần đầu tiên chúng tôi có thể phát hiện glucose trong nước bọt."

Với bộ cảm biến sinh học mới này, sẽ làm thay đổi cuộc sống của nhiều bệnh nhân đái tháo đường. Dự kiến, thiết bị sẽ đến tay người tiêu dùng sớm nhất là vào năm 2023.

Mời quý độc giả xem thêm video đang được quan tâm:



Nhật Linh (Theo Newcastle.edu)
Ý kiến của bạn