Sắp có nhật thực lai hiếm gặp, quan sát thế nào để an toàn?

23-03-2023 10:25 | Xã hội

SKĐS - Hiện tượng thiên văn hiếm gặp kết hợp giữa nhật thực một phần, toàn phần và nhật thực hình khuyên sẽ diễn ra vào ngày 20/4 tới.

Những hiện tượng thiên văn đáng chờ đợi nhất trong năm 2023Những hiện tượng thiên văn đáng chờ đợi nhất trong năm 2023

SKĐS - Các trận mưa sao băng số lượng lớn, thời điểm các hành tinh ở vị trí trực đối hay hiện tượng siêu trăng, nhật thực… là những hiện tượng thiên văn có thể quan sát được ở Việt Nam do Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam thống kê.

Theo Hội Thiên văn nghiệp dư Hà Nội, nhật thực lai diễn ra từ 2h sáng 20/4 theo giờ UTC, khoảng 9 sáng theo giờ Việt Nam. Những người yêu thích thiên văn theo dõi hiện tượng này trong 70 giây ở mỗi địa điểm tùy thuộc điều kiện thời tiết. Thời gian quan sát nhật thực lai ở miền Tây Australia là khoảng 60 giây, Timor-Leste 74 giây và Tây Papuan của Indonesia là 69 giây.

Nhật thực lai là kết hợp giữa nhật thực một phần, toàn phần và nhật thực hình khuyên. Hiện tượng thiên văn này chỉ xảy ra vài lần trong một thế kỷ. Nhật thực lai là kiểu trung gian giữa nhật thực toàn phần và nhật thực hình khuyên. Ở một số điểm trên Trái Đất, nó được quan sát thấy là nhật thực toàn phần. Nhưng ở nơi khác nó lại là nhật thực hình khuyên. Thuật ngữ chung cho nhật thực toàn phần, hình khuyên hay nhật thực lai là nhật thực trung tâm.

Sắp có nhật thực lai hiếm gặp, quan sát thế nào? - Ảnh 2.

Nhật thực lai là hiện tượng thiên văn hiếm gặp, chỉ xảy ra vài lần trong một thế kỷ.

Nếu nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng ở xa địa cầu, con người sẽ thấy Mặt Trăng không che khuất hoàn toàn Mặt Trời. Tình trạng đó tạo ra một "vòng lửa" mỏng xung quanh Mặt Trăng. Đó là hiện tượng nhật thực hình khuyên. Trường hợp nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng gần trái đất hơn, đĩa Mặt Trăng sẽ đủ lớn để che hoàn toàn Mặt Trời. Chúng ta gọi đó là nhật thực toàn phần.

Những người muốn quan sát nhật thực lai diễn ra vào ngày 20/4 tới cũng phải lựa chọn theo hiện tượng này dưới dạng nhật thực toàn phần hoặc nhật thực hình khuyên.

Hội Thiên văn nghiệp dư Hà Nội (HAS) dẫn lời khuyến cáo của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa kỳ (NASA) không được phép nhìn mắt trần vào mặt trời hoặc sử dụng các loại kính râm, kính chống nắng thông thường. Kính râm có thể giảm lượng ánh sáng nhìn thấy, nhưng không thể cản được tia cực tím cường độ cao.

Nguy hiểm hơn, tuyệt đối không được nhìn mặt trời qua các thiết bị quan sát như ống nhòm hoặc kính thiên văn nếu chưa gắn kính lọc phù hợp, vì ánh sáng mặt trời hội tụ có thể đốt cháy võng mạc chỉ trong tích tắc.

Để quan sát nhật thực an toàn, ông Đặng Vũ Tuấn Sơn - Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam khuyến cáo nếu nhìn nhật thực phải có kính bảo vệ chuyên dụng (kính lọc sáng dành cho mắt, lớp lọc chuyên dụng dành cho kính thiên văn nếu quan sát bằng kính thiên văn). 

Theo ông Tuấn Sơn, cách quan sát gián tiếp có thể coi là cách duy nhất đạt độ an toàn tuyệt đối. Cách này cần chế tạo một dụng cụ đơn giản là một chiếc hộp bằng bìa có chiều dài khoảng 50 - 70cm. Cắt bỏ nắp hộp để lộ ra một cửa có thể nhìn vào bên trong, thậm chí thò đầu vào, tại mặt trong của một trong hai đáy dán một miếng giấy trắng lên đó. Tại đáy kia hãy cắt một lỗ với đường kính khoảng 3 - 5cm.

Sau đó, lấy một lá nhôm mỏng đục thủng một lỗ nhỏ ở giữa và dán lá nhôm đó đè lên lỗ thủng bạn vừa cắt. Hướng cho lỗ thủng trên chiếc hộp này về phía mặt trời sao cho cạnh của nó hướng tương đối chính xác theo hướng bạn nhìn thấy mặt trời, khi đó nhìn vào trong hộp bạn sẽ thấy hình ảnh của mặt trời in lên trên tờ giấy trắng ở đáy kia chiếc hộp. Khi có nhật thực bạn cũng sẽ thấy hình ảnh của nó trên "màn chiếu" đó .

Chuyên nghiệp hơn, bạn có thể tìm mua kính mắt nhật thực  – một thiết bị quan sát gọn nhẹ, trông khá giống kính râm nhưng đủ khả năng chặn bức xạ nguy hại từ mặt trời. Đối với ống nhòm hoặc kính thiên văn, bạn cần gắn thiết bị lọc ánh sáng chuyên dụng gọi là tấm lọc mặt trời.

Nhưng ngay cả việc quan sát mặt trời qua kính thiên văn vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi bạn cần cẩn thận trong suốt quá trình quan sát.

Khi giáo sư thiên  văn  viết sáchKhi giáo sư thiên văn viết sách

SKĐS - Giáo sư - Nhà thiên văn học Nguyễn Quang Riệu (sinh năm 1932, hiện định cư tại Pháp) đã được quốc tế biết đến qua những công trình nghiên cứu vật lí thiên văn hàng đầu, có uy tín và giá trị cao. Năm 1973, ông vinh dự nhận Giải thưởng Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Mỹ Thu Hồi Dâu Tây Đông Lạnh Chứa Mầm Bệnh Viêm Gan A I SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn