Sao nhạc rock qua đời tại Bệnh viện London, thọ 71 tuổi. Thế giới âm nhạc chìm đắm vào không khí tang lễ, bởi từ lâu Jon Lord đã được tôn vinh là thần thoại nhạc rock. Trong đông đảo đồng nghiệp đau buồn đến đặt vòng hoa tại trọng lễ có các nhạc sĩ thuộc các ban nhạc: Black Sabbath, Metallika, Yes, Emerson, Lake & Palmer, ABBA, Gun N’Roses và Rage Against The Machine.
Bản thân niềm vui từ âm nhạc
“Tôi may mắn có thầy giáo mới, thầy trình bày giáo trình về âm nhạc hiện đại trên kênh truyền hình BBC. Chính thầy Jon Lord đã chỉ cho tôi triết lý, âm nhạc không chỉ giới hạn ở kỹ năng làm chủ kỹ thuật sử dụng các nhạc cụ, mà trước hết là đem lại cho bản thân niềm vui” - Jan Paice, thành viên Deep Purple nhớ lại khởi đầu sự nghiệp âm nhạc của mình.
Giữa thập kỷ 60, nhạc sĩ kiêm nghệ sĩ đàn đại dương cầm sành điệu tuổi đầu 2 ham sự nghiệp lớn Lord rời thành phố nhỏ Leicester chuyển đến Thủ đô London sầm uất, nơi nghệ sĩ trẻ xuất hiện ngày càng nhiều trên sàn diễn nhạc blues.
Sau những trải nghiệm bên cạnh những nghệ sĩ gạo cội thuộc những ban nhạc lớn (trong đó có The Artwoods, The Kinhs), đã đến lúc xây dựng ban nhạc của chính mình. Cùng đồng nghiệp khởi đầu Jon Lord khai sinh ban nhạc hoạt động với cái tên Roundabout, để đến tháng 3/1968, bốn chàng trai tự giới thiệu là Deep Purple.
Jon Lord, thần thoại đàn Hammond organ trên sân khấu London năm 2011.
Nghệ sĩ đàn Hammond organ sành điệu
Trong ban nhạc Deep Purple, Jon Lord trở thành một trong số nghệ sĩ chơi đàn Hammond organ xuất sắc nhất thế giới, tài năng đã góp phần tạo ra âm điệu đặc biệt của Deep Purple, sánh ngang tầm giai điệu đàn guitar réo rắt của nghệ sĩ nổi tiếng Ritchie Blackmore. “Nhiều người lầm tưởng, khi nghĩ rằng, có thể chơi Hammond organ như chơi đàn dương cầm kinh điển. Tất nhiên có thể, song khi ấy âm thanh sẽ chỉ là âm thanh của đàn Hammond organ chơi bằng kỹ thuật đàn dương cầm. Cần phải học kỹ thuật đặc thù chơi đàn Hammond organ” - Lord, nghệ sĩ đàn Hammond organ điêu luyện đạt trình độ nghệ thuật nhiều nghệ sĩ thử bắt chước không thành, dẫn giải.
Kết hợp nhạc rock với nhạc cổ điển
Trong những năm đầu hoạt động của ban nhạc Deep Purple, Lord chính là nhân vật sắm vai thủ lĩnh, người dẫn dắt toàn đội trình diễn theo phong cách hiếm gặp và mạo hiểm: kết hợp các tố chất bác học của nhạc cổ điển và tố chất ồn ào, năng động của nhạc rock. Kết quả ý tưởng sáng tạo của nghệ sĩ yêu nghề đã cho ra lò album Concerto for Group and Orchestr (1969). Ở đây không thể quên chi tiết quan trọng: nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Johann Sebastian Bach (1685-1750) chính là thần tượng đầu tiên của Jon Lord.
Danh hiệu Tiến sĩ danh dự và vinh danh Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll
Ngoài Deep Purple, Jon Lord đa tài còn chơi trong vài ban nhạc nổi tiếng khác, trong đó có Palce, Ashton & Lord (1976 -77) và Whitesnake (1978-84, ban nhạc do David Coverdale, cựu danh ca Deep Purple sáng lập) cũng xuất bản album riêng và hỗ trợ khách mời trong chương trình biểu diễn của nhiều nghệ sĩ tên tuổi, như George Harrison, David Gilmour, Cozy Powell, hoặc Alvin Lee.
Với những đóng góp có ý nghĩa cho sự phát triển âm nhạc nói chung và dòng hard rock nói riêng, tháng 7/2011 Jon Lord được trao tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự Đại học Leicester. Ngay sau ngày nghệ sĩ qua đời, tháng 4/2012, cùng các thành viên còn lại của Deep Purple, Jon Lord được vinh danh Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll.
Tích cực làm từ thiện
Trong những ngày cuối đời, cho dù sức khỏe suy sụp, Lord vẫn nhiệt tình và hăng hái tham gia hoạt động từ thiện. Cùng Nicko McBrain (tay trống của Iron Maiden) và Mikko “Linde” Lindstrom (tay guitar của HIM) trong siêu nhóm rock WhoCares do Jan Gillan và Tony Iommieg chỉ huy, Jon Lord ghi đĩa đơn Out of My Mind từ thiện. Toàn bộ lợi nhuận từ kinh doanh nhạc phẩm được trao tặng Quỹ tái thiết trường học ở Armenia bị đổ nát sau trận động đất năm 1988.