Sáng mai, UBTVQH tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ 2 triển khai luật, nghị quyết

06-03-2024 15:08 | Thời sự

SKĐS - Ngày 7/3, UBTVQH sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ 2 triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5 sẽ diễn ra tại Nhà Quốc hội và kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu địa phương. Hội nghị được chủ trì bởi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Hội nghị nhằm quán triệt những điểm mới, nội dung quan trọng, các nhiệm vụ Quốc hội giao. Đồng thời làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, xác định rõ tiến độ và yêu cầu trong tổ chức thi hành luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Từ đó để Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và cơ quan, tổ chức hữu quan triển khai thực hiện, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn ĐBQH, ĐBQH, cử tri và nhân dân tiến hành giám sát, theo dõi, đánh giá.

Bên cạnh đó, hội nghị cũng tăng cường công tác phối hợp, tạo sự đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan trong việc tổ chức triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội; bảo đảm đưa các luật, nghị quyết vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Sáng mai, UBTVQH tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ 2 triển khai luật, nghị quyết- Ảnh 1.

Sáng 7/3, UBTVQH tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ 2 triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5.

Theo chương trình, có 9 luật thuộc phạm vi triển khai tại hội nghị, gồm: Luật Căn cước; Luật Kinh doanh bất động sản; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Nhà ở; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Tài nguyên nước; Luật Viễn thông; Luật Đất đai; Luật Các tổ chức tín dụng.

10 nghị quyết triển khai tại hội nghị, gồm: Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh KT-XH năm 2024; Nghị quyết về dự toán NSNN năm 2024; Nghị quyết về phân bổ NSTƯ năm 2024; Nghị quyết thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ; Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu; Nghị quyết về giám sát chuyên đề "Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030";

Nghị quyết về tiếp tục thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn; Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV; Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và Nghị quyết về việc sử dụng dự phòng chung, dự phòng nguồn NSTƯ của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Vì sao Chính phủ đề nghị bổ sung dự án Luật Công chứng (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét?Vì sao Chính phủ đề nghị bổ sung dự án Luật Công chứng (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét?

SKĐS - Để khắc phục các vướng mắc, bất cập, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thực hiện pháp luật về công chứng và pháp luật có liên quan trong thời gian tới, cần nghiên cứu, xây dựng dự án Luật Công chứng (sửa đổi) để trình Quốc hội xem xét cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7.


Lê Bảo
Ý kiến của bạn