Hà Nội

Sáng 7/9: Hơn 6.400 ca COVID-19 nặng đang điều trị; 3 điều kiện để F0 tham gia chống dịch tại TP HCM

07-09-2021 06:33 | Y tế

SKĐS - Việt Nam có 536.788 ca mắc COVID-19, hơn 301.400 bệnh nhân đã khỏi. Trong số các ca đang điều trị có hơn 6.400 bệnh nhân nặng. 3 điều kiện để F0 tham gia chống dịch tại TP HCM

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 536.788 ca mắc COVID-19, đứng thứ 51/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 159/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 5.457 ca nhiễm).

Chi tiết ca mắc COVID-19 hôm nay ở các tỉnh, thànhChi tiết ca mắc COVID-19 hôm nay ở các tỉnh, thành

SKĐS - Danh sách chi tiết từ số liệu chính thức của Bộ Y tế về các ca mắc mới COVID-19, ca tử vong hôm nay ở tất cả 63 tỉnh, thành trên cả nước. Cập nhật hàng ngày trên Báo Sức khỏe & Đời sống

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 532.490 ca, trong đó có 298.683 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 09/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc.

+ Có 09 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Phú Thọ, Kon Tum, Hà Nam, Hải Dương, Quảng Ninh, Lào Cai, Hưng Yên.

+ 05 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (258.536), Bình Dương (134.627), Đồng Nai (29.420), Long An (25.942), Tiền Giang (10.805).

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

Sáng 7/9: Hơn 6.400 ca COVID-19 nặng đang điều trị; 3 điều kiện để F0 tham gia chống dịch tại TP HCM - Ảnh 2.

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 6/9 là 9.730, nâng  tổng số ca được điều trị khỏi: 301.457

2. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.407 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 4.128

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.196

- Thở máy không xâm lấn: 142

- Thở máy xâm lấn: 909

- ECMO: 32

3. Số bệnh nhân tử vong:- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 13.385 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

Tình hình dịch COVID-19: Cập nhật mới nhất từ Bộ Y tếTình hình dịch COVID-19: Cập nhật mới nhất từ Bộ Y tế

SKĐS - Nội dung tình hình dịch COVID-19 dưới đây là số liệu chính thức, mới nhất theo nguồn tin từ Bộ Y tế, cập nhật mỗi buổi tối hàng ngày trên Báo Sức khỏe & Đời sống.

Tình hình xét nghiệm

 -Trong 24 giờ qua đã thực hiện 494.756 xét nghiệm cho 1.169.631 lượt người.

- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 17.695.842 mẫu cho 40.159.783 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19

Tổng số liều vaccine COVID-19 đã được tiêm là 22.012.123 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 18.673.340 liều, tiêm mũi 2 là 3.338.783 liều.

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 377.000 ca bệnh COVID-19 và 6.160 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã là gần 222 triệu ca, trong đó trên 4,58 triệu ca tử vong.

3 quốc gia có số ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Anh (41.192 ca), Mỹ (trên 34.000 ca) và Ấn Độ (30.136 ca).

3 quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Nga (790 ca), Indonesia (612 ca) và Iran (583 ca).

Tính từ đầu đại dịch, Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19. Mỹ đang phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm mới trong bối cảnh chiến dịch tiêm chủng quốc gia bị trì trệ và biến thể Delta lây lan mạnh. Số ca mắc mới, nhập viện và tử vong do COVID-19 tại nước này đang ngày một tăng. Hiện Mỹ vẫn đứng đầu thế giới với trên 40,8 triệu ca mắc, trong đó 666.539 ca tử vong.

3 điều kiện để F0 tham gia chống dịch COVID-19 tại TP HCM

UBND TP HCM đã ban hành Kế hoạch ngày về việc vận động, tuyên truyền và tiếp nhận tình nguyện viên là F0 đã khỏi bệnh tham gia phòng, chống COVID-19.

Theo đó, đối tượng tiếp nhận là người F0 khi có các điều kiện sau đây:

 - F0 đã khỏi bệnh và hoàn thành thời gian cách ly 14 ngày tại nhà, tự nguyện tham gia công tác phòng, chống dịch.

- Đủ sức khỏe lao động, không trong thời gian mang thai hoặc nghỉ hậu sản; trong độ tuổi lao động.

- Có kháng thể virus SARS-CoV-2 với F0 đã khỏi bệnh trong vòng 06 tháng hoặc đã tiêm đủ 02 mũi vaccine COVID-19 đối với F0 đã khỏi bệnh hơn 06 tháng.

Thời gian tiếp nhận được thực hiện từ ngày 10/9/2021 - 31/12/2021.

Tình nguyện viên khi tham gia phòng, chống dịch được bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, được trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân và được hưởng các chế độ phụ cấp chống dịch, hỗ trợ một phần chi phí sinh hoạt theo đúng quy định.

Tình nguyện viên đăng ký tham gia qua số điện thoại: 0907.574.269 hoặc 028.3930996

 BV Thống Nhất thành lập khoa Hồi sức và Phục hồi chức năng sau COVID-19

Ngày 6/9, BV Thống Nhất (TP HCM) cho biết vừa đưa vào hoạt động khoa Hồi sức và Phục hồi chức năng sau COVID-19 với đội ngũ y, bác sĩ được điều động, phân công từ các chuyên khoa của Bệnh viện.

Theo lãnh đạo BV Thống Nhất, sau thời gian điều trị mắc COVID-19, mặc dù đã phục hồi và có kết quả âm tính với SARS-CoV-2, nhưng nhiều bệnh nhân vẫn phải chịu những tác động từ những di chứng, biến chứng, sự tổn thương tâm lý và tinh thần, nhất là những bệnh nhân bị COVID-19 nặng thường rất nghiêm trọng.

Đặc biệt, trên những bệnh nhân lớn tuổi hay người có nhiều bệnh phối hợp sẽ là lúc các bệnh nền dễ bộc phát do thiếu điều trị chuyên khoa trong thời gian mắc COVID-19. Vì vậy, việc hỗ trợ điều trị, chăm sóc trong giai đoạn phục hồi càng sớm thì hậu quả của bệnh COVID-19 càng nhẹ hoặc có khi không để lại di chứng nào.

Theo đó, khoa Hồi sức và Phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau COVID-19 lấy một phần cơ sở vật chất của khoa Nội cơ xương khớp với quy mô 40 giường, tùy theo số lượng, tình trạng bệnh nhân mà số giường có thể tăng lên 100 giường. Khoa được trang bị hệ thống oxy khép kín, các thiết bị y tế hiện đại đảm bảo cấp cứu và thăm khám cho bệnh nhân nặng. 

Bên cạnh đó, khoa sẽ điều trị kết hợp giữa phục hồi chức năng với điều trị bệnh nền của các chuyên khoa như Tim mạch, Hô hấp, Thần kinh, Nội tiết..; giữa Đông và Tây y, giữa điều trị hiện đại với y học cổ truyền, điều trị tâm lý, dinh dưỡng sau COVID-19.

Bộ trưởng Bộ Y tế: 9 bài học chống dịch COVID-19 các địa phương cần áp dụng khi thực hiện giãn cách xã hội Bộ trưởng Bộ Y tế: 9 bài học chống dịch COVID-19 các địa phương cần áp dụng khi thực hiện giãn cách xã hội

SKĐS - Theo Bộ trưởng Bộ Y tế: Qua hơn 26 ngày triển khai giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg tại các tỉnh, thành phố phía Nam và một số nơi khác, dù dịch COVID-19 đã từng bước được kiểm soát tại một số địa phương, khu vực nhưng vẫn diễn biến phức tạp, nhất là tại TP. Hồ Chí Minh và Long An, Bình Dương, Đồng Nai…

Quảng Ngãi tiếp tục giãn cách xã hội đến ngày 11/9

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ký quyết định bổ sung, điều chỉnh biện pháp chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch COVID-19 trên địa bàn. Quyết định này có hiệu lực từ 18h ngày 6 đến 12h ngày 11/9.

Quảng Ngãi áp dụng giãn cách xã hội các huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Trà Bồng và TP Quảng Ngãi (trừ các địa bàn, khu vực phong tỏa, giãn cách xã hội tuyệt đối) tương ứng mức nguy cơ rất cao, theo Chỉ thị 16. Người dân không ra khỏi nhà từ 20h ngày hôm trước đến 4h ngày hôm sau.

Còn các huyện: Mộ Đức, Nghĩa Hành, Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây, Lý Sơn và thị xã Đức Phổ áp dụng giãn cách xã hội tương ứng mức nguy cơ và thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15.

Người đứng đầu UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu Sở Y tế triển khai kế hoạch lấy mẫu xét nghiệm nhanh chóng, an toàn, hiệu quả tại các địa bàn, khu vực phong tỏa và nhóm đối tượng có nguy cơ cao, rất cao để đưa F0 ra khỏi cộng đồng, phân loại điều trị ngay, bóc tách nguồn lây, dập ổ dịch.

Theo báo cáo của Sở Y tế, từ ngày 26/6 - 6/9, Quảng Ngãi ghi nhận 800 ca mắc COVID-19. Trong đó, 54 ca liên quan tới ổ dịch xã Nghĩa An (TP Quảng Ngãi), 164 ca liên quan tới ổ dịch Công ty Hoya Lens (Khu công nghiệp VSIP).

Mời các bạn xem video đang được quan tâm:

Thông điệp 5T- Pháo đài chống dịch trong giãn cách xã hội

Thái Bình
Ý kiến của bạn