Hà Nội

Sáng 31/7: Biến thể phụ nào của Omicron khiến ca COVID-19 tuần này ở nước ta tăng hơn 40%?

31-07-2022 08:30 | Y tế

SKĐS - So với tuần trước, trong tuần này số mắc COVID-19 tăng hơn 40%, cả nước chỉ ghi nhận 1 trường hợp tử vong; Để tránh dịch chồng dịch, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chống COVID-19, cúm và dịch bệnh đường hô hấp.

Hơn 9 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi

Bộ Y tế cho biết ngày 30/7 có 1.668 ca COVID-19  trong ngày có gần 8.000 ca khỏi, gấp gần 5 lần số ca mới; Trong ngày tiếp tục không có F0 tử vong ;

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.778.154 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.730 ca nhiễm).

 Đến nay tổng số ca COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 9.905.519 ca; Trong số các bệnh nhân đang theo dõi và điều trị có 42 trường hợp thở ô xy, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 39 ca;  Thở ô xy dòng cao HFNC: 2 ca; Thở máy không xâm lấn: 0 ca; Thở máy xâm lấn: 1 ca.

Sáng 31/7: Biến thể phụ nào của Omicron khiến ca COVID-19 tuần này ở nước ta tăng hơn 40%? - Ảnh 1.

So với tuần trước, trong tuần này số mắc COVID-19 tăng 40% và cả nước chỉ ghi nhận 1 trường hợp tử vong

So với tuần trước, trong tuần này số mắc tăng hơn 40% và cả nước chỉ ghi nhận 1 trường hợp tử vong (giảm 01 ca so với tuần trước). Các biến chủng mới của virus có khả năng tiếp tục xuất hiện hoặc tiến hóa sẽ làm giảm miễn dịch qua thời gian dẫn đến có thể làm dịch bệnh bùng phát trở lại. 

Hai biến thể phụ BA.4, BA.5 của biến thể Omicron đã được ghi nhận trong nước- đây là biến thể có khả năng lây lan và khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch cao hơn.; Bộ Y tế đã chỉ đạo tăng cường giám sát sự lưu hành của biến thể phụ BA.4, BA.5 và các biến thể khác để chủ động có các biện pháp xử lý kịp thời; 

Đồng thời tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi; thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình dịch và các yếu tố nguy cơ, chủ động các giải pháp ứng phó với các dịch bệnh và chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch.

Đẩy mạnh triển khai tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm mũi 4 cho các đối tượng có nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi đảm bảo thần tốc, quyết liệt, an toàn, hiệu quả, khoa học; Tiếp tục tăng cường truyền thông, vận động, khuyến khích người dân tiêm chủng mũi 3, mũi 4 kịp thời và đầy đủ.

Để tránh dịch chồng dịch: Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch bệnh đường hô hấp 

Trong văn bản hoả tốc về tăng cường phòng, chống dịch bệnh đường hô hấp vừa gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Công văn số 2189/BYT-DP của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh mùa hè năm 2022 và Công điện số 690/CĐ-BYT về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh năm 2022, trong đó chú trọng đến cúm mùa, COVID-19 và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp khác.

Chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch cúm mùa, COVID-19 và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp khác, triển khai xử lý các ổ dịch, hạn chế lây lan ra diện rộng. Đẩy mạnh giám sát viêm phổi nặng do virus, các chùm ca bệnh cúm tại cộng đồng. và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, kịp thời lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.

Tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng chống cúm mùa, COVID-19 và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp khác trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông nguy cơ, trong đó tập trung vào các nội dung theo các khuyến cáo của Bộ Y tế: thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân; thường xuyên đeo khẩu trang; rửa tay với xà phòng; che miệng khi ho, hắt hơi, không khạc nhổ bừa bãi; 

Không tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị mà cần phải tuân theo chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế; tăng cường chất dinh dưỡng, tập thể dục nâng cao thể trạng; và đặc biệt là lợi ích của việc tiêm vaccine phòng bệnh.

Thế giới ghi nhận hơn 581,2 triệu ca COVID-19, trên 6,4 triệu ca tử vong

Trong tuần qua, trên toàn thế giới, số ca mắc COVID-19 giảm 9%, số ca tử vong giảm 5% so với tuần trước đó.

Nhật Bản là quốc gia ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 nhất trong tuần qua (1,33 triệu ca mắc). Tiếp đó là Đức với trên 821.000 ca mắc. Đứng thứ ba là Hàn Quốc với trên 542.800 ca mắc trong tuần qua. Trong khi đó, Mỹ là nước có số ca tử vong nhiều nhất thế giới trong tuần qua (2.273 ca). Tiếp đó là Brazil với 1.549 ca; Italy với 1.200 ca.

Tại Thái Lan (Bangkok) đang chuẩn bị ứng phó với làn sóng lây nhiễm thứ 6 của đại dịch COVID-19 khi các ca mắc mới ở thành phố này tăng trở lại với hơn 10.000 ca mới mỗi ngày, đe dọa hệ thống y tế công cộng.

Chính quyền vùng đô thị Bangkok (BMA) cho biết đã sẵn sàng đối phó với làn sóng lây nhiễm trên với số bệnh nhân có thể lên tới hàng chục nghìn người vào thời điểm làn sóng lây nhiễm này đạt đỉnh vào cuối tháng 8 tới

Ngày 30/7: Có 1.668 ca COVID-19; số khỏi bệnh gấp gần 5 lầnNgày 30/7: Có 1.668 ca COVID-19; số khỏi bệnh gấp gần 5 lần

SKĐS - Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 30/7 của Bộ Y tế cho biết có 1.668 ca COVID-19; trong ngày có gần 8.000 ca khỏi, gấp gần 5 lần số ca mới; Trong ngày tiếp tục không có F0 tử vong.

Thái Bình
Ý kiến của bạn