Sáng 3/12: Có 6.600 bệnh nhân COVID-19 nặng; các địa phương chủ động ứng phó với biến chủng mới Omicron

03-12-2021 07:18 | Tin nóng y tế

SKĐS - Đến nay Việt Nam đã chữa khỏi hơn 1 triệu ca COVID-19, trong số các bệnh nhân đang điều trị có 6.600 ca nặng; Bộ Y tế tiếp tục yêu cầu các địa phương xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch COVID-19 trước biến chủng mới Omicron; TP HCM yêu cầu các đơn vị giải quyết hồ sơ cho F0 tại nhà hưởng BHXH.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.266.288 ca mắc COVID-19, đứng thứ 35/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 149/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 12.846 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.261.035 ca, trong đó có 1.002.493 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 1 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (473.871), Bình Dương (283.287), Đồng Nai (88.230), Long An (38.404), Tây Ninh (30.125).

Sáng 3/12: Có 6.600 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị; Các địa phương chủ động ứng phó với biến chủng mới Omicron - Ảnh 1.

Có 6.660 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị

Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.005.310 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.600 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 4.387 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.359 ca; Thở máy không xâm lấn: 162 ca; Thở máy xâm lấn: 677 ca; ECMO: 15 ca

Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 179 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 25.658 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 33/234 vùng lãnh thổ, Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 09/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 26.514.129 mẫu cho 68.989.197 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19

Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 125.164.684 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 72.427.696 liều, tiêm mũi 2 là 52.736.988 liều.

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 633.000 ca mắc COVID-19 và 6.426 ca tử vong. Đức thực hiện phong toả toàn quốc với người chưa tiêm vaccine, trong khi Mỹ và một loạt nước khác phát hiện thêm nhiều ca nhiễm biến thể Omicron.

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 3/12 (theo giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 264.358.658 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.248.292 ca tử vong. Số ca mắc mới trong 24 giờ qua là 634.709 và 6.426 ca tử vong mới.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 238.411.202 người, 20.699.164 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 86.941 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, Mỹ dẫn đầu thế giới về ca mắc mới với 90.065 ca; Đức đứng thứ hai với 73.486 ca; tiếp theo là Anh (53.945 ca). Nước Nga tiếp tục đứng đầu về số ca tử vong mới, với 1.221 người tử vong trong ngày; tiếp theo là Mỹ (848 ca) và Ukraine (525 ca tử vong).

Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 49.662.001 người, trong đó có 805.869 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 34.609.741 ca nhiễm, bao gồm 469.724 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 22.118.782 ca bệnh và 615.179 ca tử vong.

Châu Á là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 82,3 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Âu với trên 74,25 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 59,37 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 39,02 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 8,76 triệu ca và châu Đại Dương trên 372.000 ca nhiễm.

Các địa phương chủ động giám sát chặt chẽ người nhập cảnh; Xử lý nghiêm các trường hợp khai báo y tế không trung thực...

Theo Bộ Y tế, tại nhiều địa phương vẫn ghi nhận số mắc COVID-19 hàng ngày trong cộng đồng, số mắc mới đang có xu hướng gia tăng trong những ngày gần đây.

Dịch bệnh lưu hành rộng, luôn tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện các ổ dịch mới trong cộng đồng, có khả năng bùng phát bất cứ lúc nào. Sự lây lan nhanh của biến thể mới trên thế giới cũng làm tăng nguy cơ xâm nhập của biến chủng mới vào nước ta.

Do vậy, Bộ Y tế tiếp tục yêu cầu các địa phương cần chủ động giám sát chặt chẽ người nhập cảnh, xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch COVID-19 trước biến chủng mới (Omicron); Xét nghiệm cho người nhập cảnh theo quy định; Tuyệt đối không để lây nhiễm trong các cơ sở cách ly và từ cơ sở cách ly ra ngoài cộng đồng, đặc biệt khi thực hiện cách ly tại các cơ sở lưu trú, khách sạn hay các đơn vị cách ly ngoài quân đội. Xử lý nghiêm các trường hợp khai báo y tế không trung thực, không thực hiện cách ly theo quy định

TP HCM: Các đơn vị giải quyết hồ sơ cho F0 tại nhà hưởng BHXH

Sở Y tế TP HCM ngày 2/12 đã có văn bản khẩn gửi đến các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn về việc cấp hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với người lao động là F0.

Theo đó, đối với trường hợp người lao động là F0 cách ly tại nhà, trung tâm y tế quận, huyện, TP Thủ Đức, trạm y tế phường, xã, thị trấn chăm sóc và quản lý F0 tại nhà sẽ cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo quy định.

Trong trường hợp trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng hỗ trợ chăm sóc F0 tại nhà thì bác sĩ được phân công trực tiếp chăm sóc F0 ký xác nhận vào vị trí "người hành nghề khám chữa bệnh", đơn vị chủ quản là trung tâm y tế quận, huyện, TP Thủ Đức chịu trách nhiệm ký đóng dấu vào giấy chứng nhận hoặc ủy quyền bằng văn bản cho trạm y tế phường, xã, thị trấn ký đóng dấu.

Một lần khám, người bệnh được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH tối đa là 30 ngày. Trường hợp F0 cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đã được cấp, F0 phải tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.

Các cơ sở khám chữa bệnh được phân công chăm sóc, điều trị COVID-19 khẩn trương đăng ký mẫu dấu, mẫu chữ ký sử dụng trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho BHXH TP theo quy định.

Sáng 3/12: Có 6.600 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị; Các địa phương chủ động ứng phó với biến chủng mới Omicron - Ảnh 3.

TP HCM yêu cầu các đơn vị giải quyết hồ sơ cho F0 tại nhà hưởng BHXH Ành minh hoạ

Kể từ ngày 24/11, đối với các hồ sơ, giấy tờ không theo mẫu quy định do các cơ sở khám chữa bệnh đã cấp chưa đúng mẫu, chưa đúng cho người lao động nghỉ ngoại trú quá 30 ngày cho một lần khám chữa bệnh, đề nghị các cơ sở tạo điều kiện cấp lại giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH nếu người lao động có đầy đủ hồ sơ xác nhận đã cách ly.

Trước đó, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh được phân công chăm sóc, điều trị COVID-19 tuân thủ việc cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với người lao động là F0 điều trị nội trú hoặc cách ly tập trung.

Việc cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thực hiện theo đúng quy định tại Chương IV, các mẫu quy định tại phụ lục của Thông tư số 56/2017/TT-BYT

Sơn La: Thêm xã điều chỉnh cấp độ dịch COVID-19

Sở Y tế tỉnh Sơn La chiều 2/12 vừa ban hành Thông báo số 379/TB-SYT điều chỉnh cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Sơn La theo các tiêu chí tại Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ và Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế.

Cụ thể, tỉnh Sơn La cùng 12 huyện, thành phố và 202 xã, phường, thị trấn ở cấp độ dịch 1 (nguy cơ thấp); riêng 2 xã Mường Do (huyện Phù Yên) và Chiềng En (huyện Sông Mã) ở cấp độ dịch 2 (nguy cơ trung bình)

Như vậy theo thông báo mới nhất này, Sơn La có 2 xã đang ở cấp độ dịch màu vàng- nguy cơ trung bình.

Trước đó, ngày 9/11, theo thông báo của Sở Y tế tỉnh Sơn La, cấp độ dịch của toàn tỉnh cùng 203 xã, phường, thị trấn là cấp độ 1; riêng xã Mường Do (huyện Phù Yên) là cấp độ 2.

Tính đến 7 giờ ngày 2/12, tỉnh Sơn La có 6.230 người theo dõi, cách ly tại cơ sở y tế, cách ly tập trung, cách ly tại nhà và theo dõi sức khỏe cộng đồng.

Tỉnh đã triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên được 906.206 mũi, trong đó có 259.209 mũi 2 và 13.714 mũi 1 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi

Từ ngày 5/10 đến chiều 2/12, tỉnh Sơn La đã phát hiện 120 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 là công dân trở về từ các tỉnh đang có dịch và một số trường hợp lây nhiễm thứ phát trong tỉnh.

Bộ Y tế: 20 trường hợp mắc bệnh nền khi nhiễm SARS-CoV-2 sẽ dễ có nguy cơ caoBộ Y tế: 20 trường hợp mắc bệnh nền khi nhiễm SARS-CoV-2 sẽ dễ có nguy cơ cao

SKĐS - Bộ Y tế cho biết có 20 trường hợp mắc bệnh nền khi nhiễm SARS-CoV-2 sẽ dễ có nguy cơ cao. Cũng tại hướng dẫn này, Bộ Y tế nêu rõ, F0 tuổi từ 3 tháng- 49 chưa có bệnh nền, tiêm đủ mũi vaccine COVID-19 được chăm sóc tại nhà...

Thái Bình
Ý kiến của bạn