Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 369.267 ca mắc COVID-19 đứng thứ 66/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 168/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.756 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 365.152 ca, trong đó có 159.501 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 07/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang.
+ Có 04 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Kon Tum, Thái Bình, Hải Phòng, Điện Biên.
+ 05 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (184.872), Bình Dương (77.053), Đồng Nai (19.110), Long An (18.586), Tiền Giang (7.836).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
- 7.663 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 24/8 nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 162.279 ca.
- Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 706 ca.
- Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 27 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến 24/8 là 9.014 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới.
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 279.349 xét nghiệm cho 407.187 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 9.999.802 mẫu cho 28.710.154 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19
Trong ngày 23/8 có 275.085 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 17.647.353 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 15.725.040 liều, tiêm mũi 2 là 1.922.313 liều.
TP Hồ Chí Minh đang điều trị theo dõi tại nhà khoảng gần 42.000 F0
Số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà là 41.955 F0, trong đó có 21.093 trường hợp F0 cách ly tại nhà ngày từ đầu và 20.862 trường hợp F0 sau xuất viện về tiếp tục cách ly, theo dõi tại nhà. Số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị các cơ sở cách ly tập trung quận, huyện là 14.969 người.
TP Hồ Chí Minh cũng tổ chức các Trạm Y tế lưu động kết hợp với đội phản ứng nhanh của địa phương để chăm sóc, theo dõi sức khoẻ F0 khi điều trị tại nhà.
Theo đó, các Trạm y tế lưu động ngoài chuẩn bị trang thiết bị y tế cơ bản tại còn chuẩn bị 100.000 túi thuốc cung cấp cho F0 điều trị tại nhà, trong đó có chuẩn bị thuốc Molnupiravir
Theo Bộ Y tế, hiện nay doanh nghiệp sản xuất thuốc Molnupiravir trong nước đã sẵn sàng cho việc tài trợ những lô thuốc đầu tiên với 16.000 liều và đến 5/9 sẽ cung cấp tiếp 100.000 liều (tổng cộng 116.000 liều tương ứng 2.320.000 viên Molnupiravir 400mg).
Song song đó, lô hàng thuốc Molnupiravir nhập khẩu đầu tiên hơn 300.000 viên 200mg đủ cho hơn 7.500 liều về đến Việt Nam trong ngày 23/8.
Dự kiến ngày 28/8, thêm 1.700.000 viên Molnupiravir 200mg đủ cho 50.000 liều sẽ được đưa về. Đồng thời, các lô thuốc tiếp theo sẽ được nhập khẩu để sử dụng trong chương trình trong đầu tháng 9/2021.
Người muốn vào Hải Phòng phải có xét nghiệm RT-PCR trong 72 giờ
Tối 24/8, UBND TP Hải Phòng tiếp tục có văn bản chỉ đạo siết chặt việc kiểm soát người vào địa bàn, yêu cầu người dân vào thành phố phải có xét nghiệm âm tính COVID-19 bằng phương pháp RT-PCR trong 72 giờ.
Cụ thể, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo các chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 tại các cửa ngõ vào TP kiểm soát chặt chẽ phương tiện qua chốt, quyết không để lọt người từ vùng dịch vào TP không khai báo.
Chỉ cho phép những người có giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR (có giá trị trong vòng 72 giờ) vào Hải Phòng và áp dụng biện pháp cách ly đối với tất cả người đi từ vùng dịch vào TP theo hướng dẫn của Sở Y tế (tự chi trả kinh phí).
Các trường hợp vào TP công tác ngoài việc phải có giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR xét nghiệm tại địa phương xuất phát hoặc đi qua trước khi vào Hải Phòng phải có giấy xác nhận đã tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19 và văn bản đồng ý của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.
Các xe taxi truyền thống và công nghệ chỉ được chở khách trong phạm vi TP, các xe luồng xanh chở người của Hải Phòng đi các địa phương khác chỉ được đón chở khách từ các chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 cửa ngõ, không được phép vào TP.
Giao Sở Y tế dừng thực hiện test nhanh SARS-CoV-2 tại các chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 cửa ngõ vào địa bàn. Các cơ sở y tế có hệ thống xét nghiệm RT-PCR chủ động làm xét nghiệm cho các bệnh nhân đang điều trị nội trú.
Tính đến 6h ngày 25/8 (theo giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 213.880.238 ca COVID-19, trong đó có 4.463.268 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 590.772 và 9.780 ca tử vong mới.
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 191.415.494 người, 17.928.935 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 109.936 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, Mỹ dẫn đầu thế giới với 100.969 ca mới; tiếp theo là Ấn Độ (51.016 ca) và Iran (40/623 ca); Indonesia dẫn đầu về số ca tử vong mới với 1.038 người chết, tiếp theo là Mỹ (930 ca) và Brazil (794 ca).
Mỹ, Ấn Độ và Brazil vẫn là 3 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 38.915.565 người, trong đó có 647.926 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 32.511.370 ca nhiễm, bao gồm 435.788 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 20.614.866 ca bệnh và 575.742 ca tử vong.
Mời bạn đọc xem video đang được quan tâm:
Toàn cảnh cuộc huy động gần 14.600 "chiến sĩ áo trắng" của ngành Y giúp miền nam chống dịch COVID-19