Sáng 21/1: Bệnh nhân COVID-19 nặng giảm mạnh, còn gần 4.600 ca; TP.HCM có 68 ca nhiễm Omicron

21-01-2022 08:11 | Tin nóng y tế

SKĐS - Bộ Y tế cho biết hiện có gần 4.600 ca COVID-19 nặng đang điều trị, giảm gần 1.000 trường hợp so với những ngày trước đó; TP HCM đã ghi nhận 68 ca mắc COVID-19 nhiễm Omicron; Hàng trăm sinh viên của Trường Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM tham gia chống dịch xuyên Tết...

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.094.802 ca mắc COVID-19, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 21.225 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.088.295 ca, trong đó có 1.792.107 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (512.195), Bình Dương (292.305), Hà Nội (99.910), Đồng Nai (99.530), Tây Ninh (86.553).

Sáng 21/1: Bệnh nhân COVID-19 nặng giảm mạnh, hiện có gần 4.600 ca; TP HCM ghi nhận 68 ca nhiễm Omicron - Ảnh 1.

Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.794.924 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.591 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.062 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 750 ca; Thở máy không xâm lấn: 112 ca; Thở máy xâm lấn: 647 ca; ECMO: 20 ca

Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 157 ca;

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 36.266 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm;

Tổng số ca tử vong xếp thứ 25/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.719.606 mẫu tương đương 76.534.613 lượt người, tăng 56.388 mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 172.714.400 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.789.865 liều, tiêm mũi 2 là 73.308.371 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 20.616.164 liều.

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 3 triệu ca mắc COVID-19 và trên 7.900 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã vượt 342,5 triệu ca, trong đó trên 5,59 triệu ca tử vong.

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (trên 452.000 ca), Pháp (425.183 ca. Đây là ngày thứ ba liên tiếp, Pháp ghi nhận trên 400.000 ca mắc mới trong ngày) và Ấn Độ (344.859 ca).

Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (1.921 ca), Ấn Độ (703 ca) và Nga (684 ca).

Tính từ đầu đại dịch, Mỹ vẫn là quốc gia có nhiều ca mắc nhất thế giới với trên 70,2 triệu ca, trong đó trên 882.000 ca tử vong.

Cơ quan quản lý hàng không dân dụng Ấn Độ (DGCA) đã gia hạn lệnh cấm các chuyến bay thương mại quốc tế đến ngày 28/2 tới trong bối cảnh nước này đang hứng chịu làn sóng lây nhiễm thứ 3 dịch COVID-19 được cho là do biến thể Omicron gây ra.

Số ca mắc mới COVID-19 ghi nhận theo ngày tại Hàn Quốc đã tăng lên mức hơn 6.000 ca lần đầu tiên sau 27 ngày, trong bối cảnh có nhiều quan ngại dịch bệnh sẽ bùng phát mạnh trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán do sự lây lan của biến thể Omicron.

Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 20/1, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 64.111 ca mắc COVID-19 và 304 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 15.961.978 ca, trong đó 311.210 người tử vong.

TP HCM đã ghi nhận 68 ca mắc COVID-19 nhiễm biến chủng Omicron

Chánh văn phòng Sở Y tế TP HCM Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết đến nay TP đã ghi nhận 68 ca mắc COVID-19 nhiễm biến chủng Omicron, trong đó 65 ca là người nhập cảnh, 3 ca cộng đồng. Công tác phòng chống dịch, ngăn ngừa biến chủng mới vẫn được tăng cường.

3 ca Omicron cộng đồng có liên quan một phụ nữ nhập cảnh từ Mỹ. Người này tới Nha Trang ngày 7/1, cách ly tập trung 3 ngày. Ngày 9/1 xét nghiệm PCR cho kết quả âm tính. Đến ngày 10/1, người này bay vào TP HCM và có tụ tập bạn bè ăn uống tại một nhà hàng trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa.

Cũng theo bà Mai, theo quy định, trường hợp này đã tiêm đủ vaccine, đã cách ly tập trung 3 ngày và có xét nghiệm PCR âm tính tại Nha Trang thì khi đến TP HCM vẫn phải theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

Theo yêu cầu tự theo dõi sức khỏe tại nhà, người dân phải thực hiện đầy đủ 5K gồm đeo khẩu trang, khai báo y tế, khử khuẩn thường xuyên, không đến nơi đông người, không tụ tập; tuy nhiên người này vẫn đến nơi đông người và tụ tập bạn bè.

Hiện ca nhập cảnh này đã được lấy mẫu xét nghiệm và giải trình tự gene, trong vòng 3-4 ngày sẽ có kết quả.

Liên quan chùm ca bệnh này, đến nay TP đã truy vết được 11 F1, trong đó phát hiện thêm 3 trường hợp dương tính. Những người này đã được chuyển đến Bệnh viện dã chiến số 12, lấy mẫu giải trình tự gene.

Theo Chánh văn phòng Sở Y tế TP HCM mặc dù cận kề Tết Nguyên đán nhưng hoạt động phòng chống dịch vẫn được tăng cường, các bệnh viện điều trị, bệnh viện dã chiến sẵn sàng kích hoạt trong 24h.

Tại cuộc họp báo thông tin về tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn TP HCM chiều ngày 20/1, ông Phạm Đức Hải - phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP HCM cho biết TP HCM đã xuất hiện biến chủng Omicron trong cộng đồng nhưng người dân không quá hoang mang lo lắng. TP HCM đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó với biến chủng mới này.

Hàng trăm sinh viên của Trường Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM đã tham gia chống dịch tại các trạm y tế lưu động quận, huyện và TP Thủ Đức từ ngày 20/1- 13/2.

PGS.TS Nguyễn Thanh Hiệp - Hiệu trưởng nhà trường cho biết năm 2021 đã có hơn 2.600 sinh viên, giảng viên của trường tình nguyện chống dịch ở các đơn vị. Trường cũng triển khai nhiều mô hình giải pháp chống dịch hiệu quả ở 21 quận, huyện và TP Thủ Đức.

Thành phố Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) là địa phương có tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng dịch COVID-19 cho người dân từ 18 tuổi trở lên đạt hơn 96% dân số. Một số trường hợp vì sức khỏe yếu không thể đến các điểm tiêm chủng tập trung.

Nhằm đảm bảo tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng này, Trung tâm Y tế thành phố Tuy Hòa đã tổ chức chiến dịch tiêm lưu động tại tất cả các xã, phường.

Cà Mau vừa điều chỉnh quy định chống dịch. Đối với nhà hàng, quán ăn, uống ở nơi thuộc cấp độ dịch cấp 1 hoạt động bình thường. Với cấp độ 2, chỉ được mỗi bàn ăn, uống không quá 4 khách. Nếu thuộc cấp độ 3 và 4 thì chỉ được phép bán mang về.

Số ca COVID-19 ghi nhận trong ngày của Cà Mau liên tục giảm dưới mức 1.000 ca từ thời điểm đầu năm 2022 đến nay. Riêng ngày 19-1, tỉnh ghi nhận 379 ca COVID-19; lũy kế số ca mắc COVID-19 tại tỉnh là hơn 48.230 ca, trong đó có hơn 42.190 ca điều trị khỏi bệnh, 257 ca tử vong và có gần 6.000 ca đang được chăm sóc, điều trị tại cơ sở y tế và tại nhà.

Tập trung giảm nguy cơ các ca mắc COVID-19 chuyển nặng và tử vong Tập trung giảm nguy cơ các ca mắc COVID-19 chuyển nặng và tử vong

SKĐS - Theo thống kê sơ bộ, số tử vong đã giảm từ khoảng 300-350 ca/ngày (thời kỳ đỉnh dịch) xuống còn trên dưới 200 ca/ngày, chủ yếu là những người mắc bệnh nền, người già, trong đó phần lớn (trên 70%) là người chưa tiêm vaccine...

Thái Bình
Ý kiến của bạn