Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 7.367.112 ca mắc COVID-19, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 74.542 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 7.359.460 ca, trong đó có 3.859.142 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (940.034), TP. Hồ Chí Minh (579.844), Bình Dương (356.643), Nghệ An (325.416), Bắc Ninh (253.879).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 170.600 ca/ngày
Tổng số ca được điều trị khỏi: 3.861.959 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.144 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.290 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 422 ca; Thở máy không xâm lấn: 111 ca; Thở máy xâm lấn: 316 ca; ECMO: 5 ca
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 73 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.740 ca, chiếm tỷ lệ 0,6% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 36.605.808 mẫu tương đương 82.412.626 lượt người, tăng 217.500 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 201.405.935 liều, trong đó:
+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 184.349.927 liều: Mũi 1 là 70.935.528 liều; Mũi 2 là 67.866.083 liều; Mũi 3 là 1.495.038 liều; Mũi bổ sung là 14.623.598 liều; Mũi nhắc lại là 29.429.680 liều.
+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.056.008 liều: Mũi 1 là 8.751.350 liều; Mũi 2 là 8.304.658 liều.
Số ca COVID-19 mới trong ngày của Hà Nội liên tục giảm
Ngày 18/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 163.174 ca nhiễm mới, giảm 10.157 ca so với ngày trước đó tại 62 tỉnh, thành phố (trong đó có 109.601 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh nhiều nhất trong ngày gồm: Hà Nội (23.578), Nghệ An (9.968), Phú Thọ (8.042), Bắc Ninh (6.488), Lạng Sơn (5.011); có 38 tỉnh, thành phố khác ghi nhận từ 1.000- hơn 4.600 ca COVID-19/ ngày;
Với Hà Nội- địa phương có số ca mắc nhiều nhất trong thời gian qua đã bước vào ngày thứ 7 ghi nhận số ca mắc mới giảm liên tiếp. So với mốc 32.650 ca kỷ lục hôm 8/3, số ca COVID-19 ở Hà Nội giảm hơn 9.000 ca.
Để thích ứng với tình hình mới, Sở Y tế Hà Nội đề xuất tiếp tục thực hiện kế hoạch bảo vệ, giám sát người có nguy cơ và nguy cơ cao; tăng tốc hơn nữa tiêm phủ mũi 3 vaccine phòng COVID-19 cho toàn bộ người dân; tăng cường công tác truyền thông, đặc biệt là khẩu trang và khử khuẩn, tự chăm sóc sức khỏe tại nhà…
Các quận, huyện, thị xã tại Hà Nội tăng cường kiểm soát bệnh nhân tại địa bàn, trong đó theo dõi bệnh nhân trên nền tảng số để kịp thời chuyển tầng với bệnh nhân nặng; tăng cường cấp phát thuốc cho các đối tượng đủ điều kiện; quan tâm phòng, chống dịch bệnh theo mùa để tránh dịch chồng dịch…
12 dấu hiệu khi F0 điều trị tại nhà cho trẻ từ 5-16 tuổi cần được liên hệ y tế ngay
Báo cáo của Sở Y tế TP HCM ngày 18/3 về COVID-19 và công tác phòng chống dịch tại trường học, số ca nghi nhiễm COVID-19 trong tuần gần nhất (từ ngày 8 đến 14/3) là gần 44.120 ca (cả học sinh và giáo viên), so với tuần trước đã tăng gần 6.670 ca.
Theo "Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19" mới nhất của Bộ Y tế, khi trẻ từ 5-16 tuổi là F0 điều trị tại nhà, phụ huynh, người chăm sóc cần theo dõi các dấu hiệu: tinh thần, đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, đếm nhịp thở, mạch, đo SpO2 (nếu có máy đo), màu sắc da, niêm mạc, ăn uống, ho, đau ngực, đau bụng, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài), mất khứu giác, thính giác.
Khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải thông báo ngay cho cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà: trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, trung tâm vận chuyển cấp cứu. để được khám bệnh, xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời hoặc đưa trẻ mắc COVID-19 đến các cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh:
- Thở nhanh: Nhịp thở của trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: ≥ 30 lần/phút, trẻ từ 12 tuổi: ≥ 20 lần/phút
- Thở bất thường: co kéo hõm ức, liên sườn.
- SpO2 < 96% (nếu có máy đo SpO2)
- Cảm giác khó thở
- Ho thành cơn không dứt
- Đau tức ngực
- Không ăn/uống được
- Nôn mọi thứ
- Tiêu chảy
- Trẻ mệt, không chịu chơi
- Sốt cao không giảm hay sốt không cải thiện sau 48 giờ
- Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần khám, chữa bệnh.
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 19/3 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 467.586.987 ca COVID-19, trong đó có 6.092.066 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 1.543.451 và 4.267 ca tử vong mới.
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 398.900.371 người, 60.713.967 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 62.811 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, Hàn Quốc dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 407.017 ca; Đức đứng thứ hai với 284.050 ca. Nga đứng đầu về số ca tử vong mới với 524 ca trong ngày; tiếp theo là Mỹ 506 ca; Hàn Quốc với 301 ca.
Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 81.374.595 người, trong đó có 996.697 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai ghi nhận tổng cộng 43.005.914 ca nhiễm, bao gồm 516.381 ca tử vong. Brazil xếp thứ ba với 29.573.112 ca bệnh và 656.798 ca tử vong.
Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 169,2 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với trên 130,6 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 95,98 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 55,57 triệu ca, tiếp đến là châu Phi 11,65 triệu ca và châu Đại Dương trên 4,52 triệu ca nhiễm.