Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.062.128 ca mắc COVID-19, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 20.895 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.055.722 ca, trong đó có 1.753.337 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (511.687), Bình Dương (292.180), Đồng Nai (99.388), Hà Nội (94.117), Tây Ninh (86.067).
Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.756.154 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.409 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.810 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 817 ca; Thở máy không xâm lấn: 116 ca; Thở máy xâm lấn: 647 ca; ECMO: 19 ca
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 169 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 35.972 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 25/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.609.096 mẫu tương đương 76.406.898 lượt người, tăng 89.158 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 170.124.008 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.645.919 liều, tiêm mũi 2 là 72.673.748 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 18.804.341 liều.
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 19/1 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 334.440.889 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.571.328 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 2.628.618 và 6.870 ca tử vong mới.
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 270.559.108 người, 58.310.453 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 96.747 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, Pháp dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 464.769 ca; Mỹ đứng thứ hai với 301.508 ca; tiếp theo là Ấn Độ (277.740 ca). Mỹ đứng đầu về số ca tử vong mới, với 887 người chết trong ngày; tiếp theo là Nga (688 ca) và Ấn Độ (442 ca tử vong).
Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 68.239.371 người, trong đó có 876.012 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 37.896.011 ca nhiễm, bao gồm 487.226 ca tử vong. Nước này lại đang trở thành một điểm nóng lây nhiễm do biến thể Omicron sau một thời gian dài lắng dịu khi vượt qua làn sóng chết chóc đầu năm 2021. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 23.211.894 ca bệnh và 621.517 ca tử vong.
Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 106,7 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với 91,35 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 80 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 43,7 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 10,5 triệu ca và châu Đại Dương trên 2 triệu ca nhiễm.
Trong 1 ngày qua, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 57.584 ca mắc mới COVID-19 và 265 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện đã lên tới 15.864.107 trường hợp, và 310.767 ca tử vong. Toàn khối có 14.737.576 bệnh nhân đã bình phục.
Thanh toán BHYT đối với dịch vụ thận nhân tạo cho người bệnh lọc máu chu kỳ mắc COVID-19
Bộ Y tế đã ban hành Công văn 116/BYT-KHTC về việc thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT) đối với dịch vụ thận nhân tạo cho người bệnh lọc máu chu kỳ mắc COVID-19.
Theo Công văn, để đảm bảo an toàn, hạn chế nguy cơ lây nhiễm của dịch bệnh COVID-19, tại Quyết định 3639/QĐ-BYT ngày 30/7/2021, Bộ Y tế đã quy định người bệnh thận nhân tạo chu kỳ F0 dùng quả lọc dây máu 01 lần cho thực hiện dịch vụ thận nhân tạo chu kỳ.
Dịch vụ thận nhân tạo chu kỳ có mức giá quy định tại Thông tư 13/2019/TT-BYT là 556.000 đồng/lần, trong đó chi phí quả lọc dây máu là 68.700 đồng.
Trong thời gian đang sửa đổi, bổ sung Thông tư 13/2019/TT-BYT, Bộ Y tế tạm thời hướng dẫn việc thanh toán BHYT của dịch vụ thận nhân tạo chu kỳ áp dụng với người bệnh mắc Covid-19 với mức giá 487.300 đồng/lần (không bao gồm quả lọc dây máu).
Chi phí quả lọc dây máu thanh toán theo số lượng thực tế sử dụng và giá mua của pháp luật về đấu thầu đối với từng trường hợp.
Đà Nẵng: Không "ngăn sông, cấm chợ", đảm bảo cung ứng hàng hoá cho người dân dịp Tết
Sở Công Thương TP Đà Nẵng khẳng định không "ngăn sông, cấm chợ" khi số lượng ca mắc COVID-19 gia tăng mạnh.
Để đảm bảo hoạt động cung ứng hàng hóa cho người dân không bị đứt gãy trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, Sở Công Thương TP Đà Nẵng yêu cầu các đơn vị duy trì hoạt động của các chợ, áp dụng phương án chỉ đóng quầy hàng có tiểu thương F0 và các F liên quan có nguy cơ lây nhiễm cao.
Quan điểm của thành phố là không đóng cửa cả chợ như trước đây, không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Đồng thời, tổ chức cách ly kịp thời, khoanh vùng trong phạm vi hẹp nhất, đảm bảo hoạt động cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân.
Sở Công Thương thành phố vận động tiểu thương tự chịu kinh phí xét nghiệm với tần suất 3 ngày/lần từ nay đến Tết Nguyên đán để tầm soát nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2. Trong trường hợp cần thiết, Sở Công thương đề nghị các quận, huyện tổ chức các điểm bán hàng cố định, lưu động theo cấp độ "thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" để phục vụ người dân.
Nếu trường hợp mà phát sinh ca F0 tại chợ, Ban Quản lý chợ tạm thời là phong toả ngay quầy hàng đó, yêu cầu những hộ ngồi lân cận nếu có kết quả âm tính vì tiếp tục hoạt động
Ngày 18/1, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận tại Đà Nẵng 943 ca mắc mới, cao thứ ba cả nước (sau Hà Nội và Hải Phòng).
Miền Tây tiếp tục ghi nhận nhiều F0 trong cộng đồng
Bến Tre có thêm 701 ca mắc COVID-19, trong đó có tới 687 ca cộng đồng ngày 18/1; Trong ngày có 531 người điều trị khỏi, thêm 6 ca tử vong.
Trà Vinh phát hiện 638 ca mắc COVID-19, trong đó 629 F0 cộng đồng, có 416 người điều trị khỏi bệnh và 3 trường hợp tử vong.
Tiền Giang có 424 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 53 ca bằng phương pháp PCR và 371 ca test nhanh kháng nguyên, 365 ca điều trị khỏi và thêm 7 ca tử vong.
Cà Mau ghi nhận 354 F0, trong đó có 340 ca cộng đồng, có 1250 người điều trị khỏi, 1 trường hợp tử vong.
Vĩnh Long thêm 364 ca mắc COVID-19 mới, trong đó 162 ca cộng đồng, điều trị khỏi 86 ca, 12 trường hợp tử vong.
Hậu Giang ghi nhận 306 ca mắc COVID-19, trong đó có đến 293 ca cộng đồng, điều trị khỏi 117 ca, 7 ca tử vong.
Bạc Liêu có thêm 165 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 110 F0 cộng đồng, 249 ca được xuất viện và 5 ca tử vong.
TP Cần Thơ có thêm 77 ca mắc COVID-19, 106 người điều trị khỏi, 9 ca tử vong.
Đồng Tháp có thêm 74 ca mắc mới COVID-19, trong đó 37 ca cộng đồng, 70 người khỏi bệnh, 15 ca tử vong.
An Giang ghi nhận 39 trường hợp mắc COVID-19. Số trường hợp mắc mới thấp nhất kể từ nhiều tháng qua; đã điều trị khỏi bệnh 156 trường hợp, nhiều gấp 4 lần số ca mắc mới.
Kiên Giang thêm 35 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 11 ca cộng đồng, 24 ca trong khu phong tỏa.
Sóc Trăng ghi nhận 33 ca COVID-19, chữa khỏi 402 ca, 8 trường hợp tử vong.