Hà Nội

Sáng 17/9: Dịch COVID-19 kéo dài, hơn 10,5 triệu người đã khỏi bệnh

17-09-2022 08:45 | Y tế

SKĐS - Ca COVID-19 mới ở nước ta vẫn đang có dấu hiệu gia tăng, tuy nhiên hơn 10,5 triệu người mắc COVID-19 đã khỏi; dịch bệnh vẫn có nguy cơ diễn biến phức tạp, do đó cần đẩy nhanh tiêm vaccine; Dịch COVID-19 kéo dài làm tăng nguy cơ mất an toàn về sử dụng thuốc và tổn hại có liên quan đến thuốc.

Hơn 10,5 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi

Bộ Y tế cho biết số ca mắc mới COVID-19 ở nước ta ngày 16/9 lại vượt mốc 3.000; trong ngày có gần 60.000 bệnh nhân khỏi, cao nhất trong khoảng vài tuần qua; Trong ngày không có F0 tử vong.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.454.079 ca nhiễm, đứng thứ 12/227quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 115.752 ca nhiễm).

Đến nay tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 10.508.736 ca. Hiện nay đang điều trị, giám sát hơn 902 nghìn trường hợp, trong số này có 129 bệnh nhân đang thở ô xy, gồm: Thở ô xy qua mặt nạ: 114 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 2 ca; Thở máy không xâm lấn: 2 ca; Thở máy xâm lấn: 11 ca.

Theo Bộ Y tế, dịch bệnh được dự báo vẫn còn diễn biến khó lường trên thế giới trong thời gian tới. Tổ chức Y tế thế giới đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại.

Sáng 17/9: Hơn 10,5 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi; Thu hồi trên toàn quốc dầu gội đầu Newgi.C 100ml  - Ảnh 1.

Vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng chống dịch, Bộ Y tế đề nghị các địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi theo mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả. (Ảnh:Trần Minh)

Vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Dịch COVID-19 kéo dài làm tăng nguy cơ mất an toàn về sử dụng thuốc và tổn hại có liên quan đến thuốc

Tại lễ mít tinh, hưởng ứng Ngày an toàn người bệnh thế giới năm 2022 (17/9) do Bộ Y tế tổ chức, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đánh giá: Dịch COVID-19 kéo dài đã và đang làm trầm trọng thêm nguy cơ xảy ra sự cố về sử dụng thuốc và tổn hại có liên quan đến thuốc. Trong bối cảnh đó, việc sử dụng thuốc an toàn, không gây hại là rất quan trọng; vì vậy đây cũng được chọn là chủ đề của Ngày an toàn người bệnh thế giới năm 2022.

Để nâng cao nhận thức của người dân, nâng cao an toàn khi sử dụng thuốc, mục tiêu của Ngày an toàn người bệnh thế giới năm 2022 tập trung vào các mục tiêu nâng cao nhận thức toàn cầu về gánh nặng của các tổn hại liên quan đến sự cố trong sử dụng thuốc hoặc các hành vi sử dụng thuốc không an toàn, ủng hộ hành động khẩn cấp để cải thiện an toàn sử dụng thuốc; đồng thời tăng cường phối hợp giữa các bên liên quan nhằm ngăn ngừa sự cố trong sử dụng thuốc và giảm tổn hại liên quan đến thuốc; hướng dẫn người bệnh và gia đình tham gia trong việc sử dụng thuốc an toàn; tích cực triển khai chiến dịch An toàn người bệnh toàn cầu của WHO về sử dụng thuốc an toàn, không gây hại.

Ngày an toàn người bệnh thế giới năm nay ưu tiên hành động can thiệp sớm để ngăn ngừa các tổn hại cho người bệnh do các hành vi không an toàn liên quan đến thuốc. Những hành vi này bao gồm các tình huống nguy cơ trong chăm sóc, điều trị như: Dùng quá nhiều loại thuốc, dùng các loại thuốc nhìn giống nhau, đọc giống nhau… chiến dịch tập trung đặc biệt vào tác động của đại dịch COVID-19 đối với an toàn sử dụng thuốc, liên quan đến sự gián đoạn nghiêm trọng việc cung cấp các dịch vụ y tế trong đại dịch.

Nhật Bản sẽ triển khai tiêm loại vaccine mới phòng biến thể Omicron kể từ ngày 3/10

Tổng số ca mắc trên thế giới hơn 616,2 triệu ca, trên 6,52 triệu ca tử vong.

Nhật Bản đang lên kế hoạch nới lỏng hơn nữa các biện pháp kiểm soát biên giới vào tháng tới trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 mới ở nước này đang có xu hướng giảm. Từ ngày 7/9, Nhật Bản đã nâng giới hạn về số lượng người nhập cảnh mỗi ngày từ 20.000 người lên 50.000 người, đồng thời cho phép các du khách nước ngoài có thể tới nước này thông qua các tour du lịch trọn gói mà không cần hướng dẫn viên đi kèm.

Liên quan đến các biện pháp phòng dịch, Nhật Bản sẽ bắt đầu triển khai tiêm loại vaccine mới phòng biến thể Omicron kể từ ngày 3/10 tới.

Cụ thể, triển khai tiêm vaccine mới phòng Omicron tại 2 cơ sở tiêm chủng quy mô lớn tại thủ đô Tokyo và Osaka. Các trung tâm này hiện đang tiến hành tiêm loại vaccine phòng COVID-19 thông thường và dự kiến sẽ kết thúc chương trình vào cuối tháng 9.

Trước đó, Nhật Bản đã chấp thuận triển khai tiêm miễn phí loại vaccine mới phòng biến thể Omicron của Pfizer-BioNTech và Moderna. Đối tượng tiêm sẽ bắt đầu từ người trên 60 tuổi và nhân viên y tế đã hoàn thành mũi tiêm phòng COVID-19 thứ 3, sau đó sẽ mở rộng ra tất cả đối tượng trên 12 tuổi đã hoàn thành 2 mũi cơ bản.

Sáng 16/9: Gần 200 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị, ca tử vong tăng cao, phải đẩy nhanh tiêm vaccineSáng 16/9: Gần 200 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị, ca tử vong tăng cao, phải đẩy nhanh tiêm vaccine

SKĐS - Theo Bộ Y tế, số ca mắc mới COVID-19, ca phải nhập viện, ca nặng đang có chiều hướng gia tăng, thời gian gần đây, cả nước ghi nhận trung bình gần 3.000 ca mắc mới mỗi ngày. Vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch, tuy nhiên nhiều nơi vẫn tiêm thấp, chậm.

Thái Bình
Ý kiến của bạn