Hà Nội

Sáng 16/12: Việt Nam đã tiêm hơn 265 triệu liều vaccine COVID-19; những tỉnh, thành nào đang tiêm thấp?

16-12-2022 08:22 | Y tế

SKĐS - Thống kê của Bộ Y tế cho thấy số ca mắc mới COVID-19 và bệnh nhân nặng đang tăng nhẹ; Việt Nam đã tiêm hơn 265 triệu liều vaccine COVID-19 nhưng nhiều địa phương vẫn tiêm mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên và tiêm cho trẻ em thấp hơn mức bình quân của cả nước.

Ca mắc mới COVID-19 và bệnh nhân nặng đều tăng

Bộ Y tế cho biết số ca mắc mới COVID-19 ngày 15/12 là 389 ca, tăng nhẹ so với hôm qua; trong ngày bệnh nhân nặng cũng gia tăng; Ngày 15/12 tiếp tục không ghi nhận bệnh nhân tử vong.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.522.097 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.439 ca nhiễm).

Đến nay tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 10.610.035 ca; trong số hơn 850 nghìn trường hợp đang theo dõi, giám sát, số bệnh nhân đang thở o xy là 54 ca, trong đó thở o xy qua mặt nạ: 47 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 2 ca; Thở máy xâm lấn: 5 ca.

Sáng 16/12: Việt Nam đã tiêm hơn 265 triệu liều vaccine COVID-19; những tỉnh, thành nào đang tiêm thấp? - Ảnh 1.

Các địa phương cần đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên và tăng cường tiêm chủng phòng COVID-19 cho trẻ em.

Bộ Y tế chỉ đạo cơ quan chuyên môn tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về các biến chủng.

Những tỉnh, thành nào đang tiêm chậm vaccine COVID-19?

Theo thống kê của Bộ Y tế đến ngày 15/12, tổng số mũi vaccine COVID-19 đã tiêm trên cả nước là 265.114.272;

Trong đó, nhóm từ 18 tuổi trở lên: Tiêm mũi 3 đạt tổng số có 51.649.895 mũi tiêm (80%);

  • 5 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Nam (62,8%); Bình Định (60,4%); Phú Yên (62,2%); Đồng Nai (53,8%); Đồng Tháp (60%).
  • 6 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm cao: Thanh Hóa (96,8%); Bắc Giang (98,1%); Quảng Ninh (96,8%) Nghệ An (100%); Lào Cai (97,1%); Sóc Trăng (100,4%).

Tiêm mũi 4 đạt tổng số có 17.237.063 mũi tiêm (86,8%).

Đối với nhóm từ 12-17 tuổi, số vaccine COVID-19 đã tiêm mũi 3 có 5.776.994 đạt tỷ lệ 68,4%.

  • 5 tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (43,7%); Phú Yên (48,4%); Bình Thuận (44,1%); TP. HCM (36,4%); Đồng Nai (42,9%).
  • 3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (99,3%); Sóc Trăng (103,5%); Bến Tre (94,9%).

Đối với nhóm từ 5 - dưới 12tuổi, tổng số mũi tiêm đã thực hiện là 18.105.601 mũi tiêm, trong đó mũi 1: 10.193.712 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 92,4%)

  • 5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Hà Nội (77%); Quảng Trị (78,8%); Thừa Thiên Huế (83%); Đà Nẵng (68,2%); TP. HCM (64,2%).

Mũi 2: 7.911.889 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 71,7%)

  • 5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Bình (52%); Đà Nẵng (35,5%); Quảng Nam (44,5%); TP. HCM (39,3%); Đồng Nai (53,1%).

Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên và tăng cường tiêm chủng phòng COVID-19 cho trẻ em theo mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả. 

Tiếp tục theo dõi, cập nhật khuyến cáo của các tổ chức quốc tế về tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 để mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi. Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phối hợp tăng cường triển khai tiêm chủng vaccne phòng COVID-19 cho trẻ em, học sinh. 

Hà Nội: Chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, thích ứng với già hóa dân số 

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô. 

Theo Kế hoạch, giai đoạn 2022 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu ít nhất 50% người cao tuổi có nhu cầu và khả năng lao động có việc làm, được hỗ trợ hướng nghiệp, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm; 60% số xã, phường, thị trấn có các loại hình câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của người cao tuổi. Từ 15% - 20% số xã, phường, thị trấn có câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau hoặc các mô hình câu lạc bộ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, thu hút ít nhất 70% người cao tuổi trên địa bàn tham gia; 100% xã, phường, thị trấn có Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi. Trên 80% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế; khoảng 90% người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe ban đầu kịp thời, khám sức khỏe định kỳ, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe; 100% người cao tuổi khi ốm đau, dịch bệnh được khám chữa bệnh và được hưởng sự chăm sóc của gia đình và cộng đồng. 

Hàng năm, khoảng 80% người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới nhiều hình thức khác nhau; 70% người cao tuổi khuyết tật được sàng lọc, phát hiện các dạng khuyết tật và được can thiệp, phục hồi chức năng; ít nhất 50% người có tuổi có hoàn cảnh khó khăn, không có người phụng dưỡng được chăm sóc, phục hồi chức năng và trợ giúp phù hợp tại các cơ sở phục hồi chức năng và cơ sở trợ giúp xã hội…

Phát biểu tại sự kiện diễn ra ngày 14/12, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết số ca tử vong do COVID-19 hằng tuần hiện chỉ bằng khoảng 1/5 so với một năm trước, nhưng vẫn còn ở mức quá cao. Ông nói: "Tuần trước, gần 10.000 ca tử vong do COVID-19. Con số 10.000 vẫn là quá lớn và còn rất nhiều việc mà tất cả các quốc gia có thể làm để cứu mạng sống của người dân."

Tổng Giám đốc WHO cũng bày tỏ hy vọng trong 2023, cơ quan y tế này của Liên hợp quốc sẽ có thể thông báo kết thúc tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu do COVID-19.

Ủy ban Khẩn cấp về dịch COVID-19 thuộc WHO dự kiến sẽ thảo luận về các tiêu chí để tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp tại cuộc họp của ủy ban vào tháng 1/2023.

Theo bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật về COVID-19 thuộc WHO, ủy ban sẽ xem xét về dịch tễ học, các biến thể của virus SARS-CoV-2 như Omicron và tác động của virus. Bà Van Kerkhove nhận định mặc dù vẫn có khả năng xảy ra các đợt lây nhiễm, nhưng đại dịch 'không như lúc ban đầu', với số ca nhập viện và tử vong ít hơn. Theo bà, những ca tử vong do COVID-19 phần lớn xảy ra ở những người không tiêm phòng hoặc chưa được tiêm đầy đủ các mũi vaccine.

Gần 650 triệu ca mắc và hơn 6,6 triệu ca tử vong do COVID-19 đã được báo cáo lên WHO, nhưng cơ quan này thừa nhận con số thực còn lớn hơn nhiều. Hơn 13 tỷ liều vaccine đã được tiêm cho người dân trên toàn thế giới những vẫn có khoảng 30% dân số thế giới chưa được tiêm chủng.

Sáng 15/12: Theo dõi sát sự xuất hiện biến thể mới của COVID-19; đẩy nhanh tiêm vaccine mũi 3 và 4, tiêm cho trẻSáng 15/12: Theo dõi sát sự xuất hiện biến thể mới của COVID-19; đẩy nhanh tiêm vaccine mũi 3 và 4, tiêm cho trẻ

SKĐS - Theo thống kê của Bộ Y tế số ca mắc COVID-19 mới mấy ngày gần đây có dấu hiệu giảm nhẹ, bệnh nhân nặng dao động từ 50-70 ca đang thở oxy, thở máy; Bộ Y tế yêu cầu các cơ quan chuyên môn tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19.

Thái Bình
Ý kiến của bạn