Hà Nội

Sáng 15/2: Một số địa phương tiêm cho trẻ thấp hơn mức trung bình; 45 ngày không có ca COVID-19 tử vong

15-02-2023 08:36 | Y tế

SKĐS -Theo thống kê của Bộ Y tế, đến nay đã 45 ngày liên tiếp không ghi nhận ca tử vong do COVID-19 ở nước ta; Việt Nam đã tiêm 266.204.689 liều vaccine COVID-19, tuy nhiên vẫn có một số địa phương đang tiêm mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, tiêm cho trẻ từ 5 tuổi thấp hơn mức bình quân chung.

Đã 45 ngày liên tiếp không ghi nhận ca tử vong do COVID-19

Bộ Y tế cho biết ngày 14/2 có 50 ca mắc COVID-19, tăng gấp hơn 4 lần so với ngày trước đó. Trong ngày 14/2 có 31 bệnh nhân COVID-19 khỏi.   

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.526.754 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.487 ca nhiễm).

Đến nay tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là 10.614.710 trường hợp. Trong số những trường hợp đang theo dõi, giám sát hiện có 4 bệnh nhân nặng đang thở oxy qua mặt nạ, tăng nhẹ so với những ngày trước đó chỉ có 1-3 ca, thậm chí có ngày không còn bệnh nhân COVID-19 nặng.

Sáng 15/2: Tin mới nhất về tiêm vaccine COVID-19; Thủng dạ dày vì tự uống thuốc giảm đau nhiều ngày liên tiếp - Ảnh 1.

Đến nay Việt Nam đã tiêm 266.204.689 liều vaccine COVID-19, tuy nhiên vẫn có một số địa phương đang tiêm mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, tiêm cho trẻ từ 5 tuổi thấp hơn mức bình quân chung

Đến nay đã 45 ngày Việt Nam không ghi nhận ca tử vong do COVID-19. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.186 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 3 ASEAN).

Thông tin mới nhất về tiêm vaccine COVID-19 tại Việt Nam

Bộ Y tế cho biết trong ngày 13/2 có 20 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 266.204.689 liều, trong đó:  

  • Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.815.298 liều: Mũi 1 là 71.082.504 liều; Mũi 2 là 68.702.996 liều; Mũi bổ sung là 14.534.330 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 51.937.343 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 17.558.125 liều.
  • Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.894.803 liều: Mũi 1 là 9.127.824 liều; Mũi 2 là 8.957.352 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.809.627 liều.
  • Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.494.588 liều: Mũi 1 là 10.247.641 liều; Mũi 2 là 8.246.947 liều.

Trong vài ngày qua tiến độ tiêm vaccine COVID-19 chững lại, thậm chí có vài ngày liên tiếp không có tỉnh, thành nào triển khai tiêm. Các địa phương đang tiêm thấp hơn mức bình quân chung cả nước cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm cho các đối tượng theo hướng dẫn.

Dạ dày bị thủng vì tự uống giảm đau nhiều ngày liên tiếp

Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) vừa tiếp nhận bệnh nhân nam 70 tuổi bị viêm khớp nhiều năm nhưng tự uống thuốc giảm đau tại nhà suốt nhiều ngày liền khiến dạ dày bị thủng.

Sau 3 tháng dùng thuốc nam, các loại thuốc giảm đau tại nhà, bệnh nhân bị đau bụng dữ dội vùng thượng vị mạn sườn phải, điều trị ở một bệnh viện tuyến dưới nhưng không đỡ. Sau đó, được chuyển tới Bệnh viện Thanh Nhàn trong tình trạng nhiễm trùng toàn thân, đau khắp bụng, được chẩn đoán viêm phúc mạc do thủng dạ dày.

Kíp trực của Bệnh viện đã tiến hành hồi sức và phẫu thuật khâu lại lỗ thủng, lau rửa sạch ổ bụng và sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm trùng. Hiện bệnh nhân tỉnh táo, không đau, ăn uống sinh hoạt, đi lại bình thường.

Theo bác sĩ có 2 nhóm nguyên nhân dẫn đến thủng dạ dày là viêm loét lành tính và ung thư. Trong đó, viêm loét lành tính thường do người bệnh bị stress kéo dài, dùng thuốc giảm đau có chứa corticoid, lạm dụng rượu bia… Hiện nay, rất nhiều người uống thuốc nam, thuốc bắc không rõ nguồn gốc. Các loại thuốc này nếu như người bán trộn thêm tân dược vào sẽ rất nguy hiểm. 

Tại Bệnh viện Thanh Nhàn, các bác sĩ gặp không ít những trường hợp viêm loét, thủng dạ dày do dùng thuốc nam, thuốc bắc có trộn corticoid.

Các bác sĩ khuyến cáo, để tránh nguy cơ bị viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày, thủng dạ dày cần có lối sống khoa học, ăn uống lành mạnh, hạn chế rượu bia, thuốc lá. Đặc biệt người dân cần bỏ thói quen tự kê đơn thuốc, tự ý ra quầy mua thuốc về điều trị. Việc uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày tá tràng, hơn thế có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Sáng 14/2: Chỉ còn 3 ca COVID-19 nặng; Người hành nghề khám chữa bệnh được từ chối khám khi nào?Sáng 14/2: Chỉ còn 3 ca COVID-19 nặng; Người hành nghề khám chữa bệnh được từ chối khám khi nào?

SKĐS - Theo thống kê hiện cả nước còn 3 ca COVID-19 đang điều trị tại cơ sở y tế phải thở oxy qua mặt nạ; Đến nay đã 44 ngày Việt Nam không ghi nhận ca tử vong do COVID-19; Trong nhiều trường hợp, người hành nghề khám chữa bệnh được từ chối khám chữa bệnh.

Thái Bình
Ý kiến của bạn