Hà Nội

Sáng 13/4: 5 tỉnh, thành nào có F0 nhiều nhất cả nước? Sau COVID-19, thanh niên bất ngờ phát hiện bệnh nguy hiểm

13-04-2022 07:28 | Y tế

SKĐS - Bộ Y tế cho biết số ca mắc COVID-19 mới trong nước 7 ngày qua giảm mạnh, hiện còn 34.682 ca/ ngày; Ho nhiều, khạc ra máu sau mắc COVID-19, chàng trai ở Hà Nội phát hiện bệnh nguy hiểm...

Trung bình số ca mắc COVID-19 mới trong nước 07 ngày qua: 34.682 ca/ngày

Theo thống kê của Bộ Y tế ngày 12/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 22.804 ca nhiễm mới, tất cả đều là ca ghi nhận trong nước (giảm 377 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (trong đó có 17.375 ca trong cộng đồng).

6 tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh trên 1.000 ca/ ngày là: TP Hà Nội (1.942), Phú Thọ (1.384), Yên Bái (1.102), Đắk Lắk (1.092), Nghệ An (1.046), Bắc Giang (1.012). Bằng khoảng 1/7 số địa phương có ca mắc trên 1.000 ca/ ngày giai đoạn cao điểm tháng 3/2022.

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 34.682 ca/ngày

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.272.964 ca mắc COVID-19, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 103.882 ca nhiễm).

Sáng 13/4: 5 tỉnh, thành nào có ca mắc COVID-19 nhiều nhất cả nước? Bé 2 tuổi bị ngộ độc rượu - Ảnh 1.

Bộ Y tế nhận định, tại Việt Nam, dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Số ca mắc COVID-19 giảm mạnh từ cuối tháng 3 đến nay.

Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.265.217 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.526.215), TP. Hồ Chí Minh (603.128), Nghệ An (417.687), Bình Dương (381.852), Bắc Giang (376.596).

Tổng số ca được điều trị khỏi: 8.757.107 ca

Số bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị giảm mạnh

Số bệnh nhân đang thở ô xy là 1.237 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 920 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 124 ca; Thở máy không xâm lấn: 33 ca; Thở máy xâm lấn: 157 ca; ECMO: 3 ca

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 25 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.858 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN)

Bộ Y tế nhận định, tại Việt Nam, dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Từ cuối tháng 12/2021, sau khi ghi nhận ca mắc đầu tiên biến thể Omicron, số mắc cả nước tăng cao nhất trong 3 tuần đầu của tháng 3 do biến thể Omicron đã chiếm chủ đạo về số mắc, sau đó giảm mạnh từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc cộng đồng trung bình 28.000 ca/ngày và tử vong trung bình dưới 30ca/ngày trong 7 ngày qua.  

Ho nhiều, khạc ra máu sau mắc COVID-19, chàng trai ở Hà Nội phát hiện bệnh nguy hiểm

Khỏi COVID-19 được 2 tuần nhưng vẫn ho nhiều, thậm chí khạc ra máu, chàng trai 25 tuổi (Hà Nội) đi khám và bất ngờ khi phát hiện bị huyết khối hoàn toàn động mạch phổi phải.

Theo lời kể của bệnh nhân, các biểu hiện của anh khi mắc COVID-19 không có gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, 2 tuần sau khi khỏi bệnh anh vẫn ho nhiều, khạc ra máu nên đi khám.

BS Đào Huy Hiếu, thành viên Nhóm Bác sĩ quân y hỗ trợ online chăm sóc, điều trị F0 cho biết bệnh nhân khá trẻ, cao 1m74 nặng 75kg, có tiền sử rối loạn lipid. Đặc biệt, các chỉ số cholesterol và đường huyết của bệnh nhân cũng rất cao.

Bệnh nhân được chỉ định làm xét nghiệm D-dimer (chỉ số huyết khối trong máu) và cho kết quả tăng khá cao. Ở người bình thường chỉ số này là 0-500 ng/mL thì của bệnh nhân lên tới 4.665 ng/mL.

Các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có huyết khối ở phổi nên chỉ định chụp CT. Kết quả cho thấy huyết khối hoàn toàn động mạch phổi phải. Ngay sau đó, bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết thành công.

Theo các bác sĩ, trường hợp trên may mắn nhờ chẩn đoán kịp thời nên đã thoát chết trong gang tấc. Hiện sức khỏe bệnh nhân ổn định. Với những người bị huyết khối phổi nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời, cục máu đông có thể gây hoại tử mô phổi dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

Bác sĩ khuyên F0 khi đã âm tính với COVID-19 mà vẫn ho kéo dài, không cắt được cơn, có nhịp tim nhanh kèm theo khó thở và đặc biệt ho ra máu thì nên đi khám càng sớm càng tốt để tránh biến chứng đáng tiếc. Đặc biệt, nhóm nguy cơ cao như người có bệnh nền (tăng huyết áp, mỡ máu, tiểu đường...) thì nên đi khám trước khi có triệu chứng xảy ra.

Trẻ 2 tuổi hôn mê, có các cơn co giật dài toàn thân vì ngộ độc rượu

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai ngày 12/4 cho biết tại đây vừa tiếp nhận bệnh nhi S.S.B. (2 tuổi, dân tộc Mông, trú tại huyện Bắc Hà, Lào Cai) trong tình trạng hôn mê, có các cơn co giật dài toàn thân.

Ông nội của bệnh nhi cho biết khoảng 2 giờ ngày 5/4, bệnh nhi dậy uống nước. Thấy ca rượu để trên bàn nên rót ra bát uống gần hết một bát (khoảng 200 ml rượu). Đây là số rượu do gia đình uống còn lại từ hôm trước.

Sau đó, bé đi ngủ, đến sáng người nhà gọi không tỉnh, có cơn kích thích vật vã, co giật toàn thân. Bệnh nhi được đưa đến Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Thắng và chuyển đến Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai.

Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị ngộ độc rượu xử trí cấp cứu theo phác đồ ngộ độc, truyền dịch, bù nước điện giải. Sau gần 3 ngày điều trị tích cực, bệnh nhi đã hồi tỉnh, lấy lại được ý thức, sức khỏe ổn định.

Theo BS  Vũ Thị Hải Yến, Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai đây là trường hợp ngộ độc rượu ở trẻ có độ tuổi nhỏ nhất từ trước đến nay tại bệnh viện. Nhiều người nghĩ rằng cho trẻ nếm thử một chút rượu, bia sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng với trẻ nhỏ chỉ cần uống một ngụm nhỏ cũng có thể bị ảnh hưởng vì cồn gây kích thích thần kinh. 

Khi uống số lượng lớn sẽ gây hại cho não, mắt, gan, thận, thần kinh... của trẻ. Do đó, người lớn tuyệt đối không cho trẻ nhỏ uống thử bia, rượu cũng như các thức uống có cồn

Các bác sĩ khuyến cáo: Không khuyến khích, cổ vũ trẻ uống rượu, bia, không để rượu, bia, các chai hóa học độc hại,...gần trẻ; Khi trẻ đã ăn hoặc uống phải các chất độc hại phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất đề cấp cứu, đồng thời mang theo đồ ăn, uống mà trẻ đã bị ngộ độc đến bệnh viện để xét nghiệm độc chất

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 13/4 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 500.794.656 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.208.667 ca tử vong. Số ca mắc mới trong 24 giờ qua là 991.413 và 2.754 ca tử vong mới.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 450.795.293 người, 43.790.696 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 44.017 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, Hàn Quốc dẫn đầu thế giới về ca mắc mới với 210.676 ca; Pháp đứng thứ hai với 190.762 ca; tiếp theo là Đức (164.628 ca). Đức và Anh đứng đầu về số ca tử vong mới, với cùng 288 người tử vong trong ngày; tiếp theo là Mỹ 271 ca và Hàn Quốc với 171 ca.

Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 82.119.050 người, trong đó có 1.012.796 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 43.037.388 ca nhiễm, bao gồm 521.746 ca tử vong. Brazil xếp thứ ba với 30.183.929 ca bệnh và 661.493 ca tử vong.

Chiều 12/4: Đã phân bổ 211 triệu liều vaccine phòng COVID-19, tiêm hơn 208,5 triệu liềuChiều 12/4: Đã phân bổ 211 triệu liều vaccine phòng COVID-19, tiêm hơn 208,5 triệu liều

SKĐS - Bộ Y tế cho biết đến nay đã tiếp nhận tổng số 232,6 triệu liều vaccine phòng COVID-19, hiện đã phân bổ 211 triệu liều, cả nước đã tiêm 208.563.683 liều...

Thái Bình
Ý kiến của bạn