Sáng 12/8: Ca COVID-19 tăng hơn 22%; Vì sao Việt Nam là 1 trong 4 nước có số mắc mới cao trên thế giới trong tuần?

12-08-2022 09:08 | Y tế

SKĐS - Từ đầu tháng 8 đến nay, số ca mắc mới COVID-19 trong nước xấp xỉ 2.000 ca/ ngày; Biến thể phụ BA.4, BA.5 đang dần chiếm ưu thế tại các tỉnh phía Nam; Lần đầu tiên sau nhiều tháng, Việt Nam có tên trong danh sách các nước có số mắc mới COVID-19 cao nhất trong tuần.

Vì sao Bộ Y tế đề xuất vẫn giữ COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A và Việt Nam chưa công bố hết dịch?Vì sao Bộ Y tế đề xuất vẫn giữ COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A và Việt Nam chưa công bố hết dịch?

SKĐS - Bộ Y tế vừa có Tờ trình Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, trong đó, Bộ Y tế đề xuất tiếp tục coi COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A và chưa công bố hết dịch COVID-19.

Hơn 10 triệu người Việt mắc COVID-19 đã khỏi

Bộ Y tế cho biết ngày 11/8 có 2.367 ca COVID-19 mới, tăng thêm 357 ca so với ngày trước đó; Trong ngày số bệnh nhân khỏi gần gấp 3 lần số mắc mới; không có trường hợp nào tử vong; Nghệ An bổ sung 4.408 F0.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.360.348 ca nhiễm, đứng thứ 12/227quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 114.543 ca nhiễm).

Đến nay, tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 10.003.554 ca trong đó có 63 bệnh nhân đang thở ô xy gồm: Thở ô xy qua mặt nạ: 48 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 5 ca; Thở máy không xâm lấn: 1 caThở máy xâm lấn: 9 ca.

Sáng 12/8: - Ảnh 2.

Biểu đồ cho thấy số ca COVID-19 mắc mới tại Việt Nam thời gian gần đây liên tục gia tăng

Lần đầu tiên sau nhiều tháng, Việt Nam có tên trong danh sách các nước có số ca mắc mới COVID-19 cao nhất trong tuần

Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, 7 tháng đầu năm 2022, cả nước ghi nhận hơn 9 triệu ca mắc (chiếm 83,9% tổng số ca mắc), hơn 8,5 triệu người khỏi bệnh (94,5%), gần 11 nghìn ca tử vong (0,1%). Riêng trong tháng 7/2022, ghi nhận hơn 33.000 ca mắc mới, 06 ca tử vong; số mắc mới trung bình 1.000 ca mắc mỗi ngày. So với tháng trước, số mắc tăng 22,4%, tử vong giảm 2 ca, tỷ lệ tử vong/mắc là 0,02% (trung bình thế giới là xấp xỉ 1,2%).

Cũng về công tác phòng chống dịch, ngày 11/8, Sở Y tế TP HCM cho biết theo báo cáo cập nhật hằng tuần của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về tình hình dịch COVID-19 trên toàn cầu ngày 10/8, lần đầu tiên sau nhiều tháng qua, Việt Nam lại có tên trong danh sách các nước có số ca mắc mới cao nhất trong tuần chỉ sau Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc.

Theo thông tin từ WHO, nếu tính trên phạm vi toàn cầu, Việt Nam đã đứng thứ tư trong các quốc gia có số ca mắc mới cao nhất trong tuần, chỉ sau Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc. Nếu xét riêng các nước thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương, WHO xếp Việt Nam đứng hàng thứ ba trong danh sách các nước có số ca mắc mới nhiều nhất, chỉ sau Nhật Bản và Hàn Quốc.

Các nước có số tử vong mới cao nhất trong tuần là Mỹ (2.764 ca), Brazil (1.445 ca), Ý (1.059 ca), Nhật Bản (1.002 ca), Tây Ban Nha (654 ca).

Theo Sở Y tế TP.HCM, mặc dù báo cáo của WHO có ghi chú số ca mắc tại Việt Nam tăng cao một phần là do một số tỉnh báo cáo bổ sung số ca mắc trước đó (như tỉnh Thái Nguyên và TP Hải Phòng bổ sung hơn 550.000 ca, trong đó Hải Phòng bổ sung với số lượng khủng hơn 402.800 ca mới và hôm qua Nghệ An bổ sung hơn 4.400 ca - PV), nhưng điều dễ thấy từ thực tế hiện nay là số ca mắc mới đang gia tăng khá rõ so với trước đây (trung bình từ ngày 2/8 đến nay khoảng xấp xỉ 2.000 ca/ ngày)

Tương ứng với số ca mắc mới gia tăng thì số ca nặng và thở máy cũng tăng theo, cho dù tốc độ tăng và số ca nặng chưa ở mức tăng theo cấp số nhân như giai đoạn bùng phát dịch trong năm 2021.

Điều đáng mừng là Việt Nam chưa xuất hiện trở lại trong danh sách các nước có số tử vong mới cao nhất trong tuần, tuy nhiên theo Sở Y tế TP HCM, chắc chắn rằng đây không phải là điều may mắn ngẫu nhiên, mà là kết quả của chiến dịch tiêm vaccine phạm vi cả nước trong thời gian qua.

Đẩy nhanh tiêm vaccine COVID-19 trước thực tế biến thể BA.4 và BA.5 bắt đầu chiếm ưu thế ơ phía Nam

Những ngày qua, Bộ Y tế thường xuyên "điểm danh" những địa phương có tỉ lệ tiêm vaccine cho người trong độ tuổi tiêm chủng còn thấp.

Trong nước đã ghi nhận biến thể phụ BA.4, BA.5, nhất là các tỉnh phía Nam các biến thể này đã bắt đầu chiếm ưu thế; tỷ lệ tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ em tại một số nơi còn thấp. Số ca mắc đang gia tăng trở lại và có xu hướng tiếp tục tăng có thể gây quá tải hệ thống y tế, nhất là trong bối cảnh nguy cơ xảy ra "dịch chồng dịch" do một số bệnh dịch lưu hành khác (cúm A, sốt xuất huyết, tay chân miệng...) đang trong mùa cao điểm và khả năng xâm nhập của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi (đậu mùa khỉ, viêm gan cấp tính...).

Bộ Y tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19.

Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi theo mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả

Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 592,6 triệu ca, trên 6,4 triệu ca tử vong

Trong bối cảnh các ca lây nhiễm gia tăng nhanh chóng, Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại châu Âu cảnh báo tình hình sẽ rất cam go vào mùa Thu và mùa Đông này với sự bùng phát mạnh của các nhánh phụ BA.2 và BA.5 của biến thể Omicron. Khi số ca bệnh càng gia tăng thì số người phải nhập viện cũng sẽ tăng lên, gây nguy cơ quá tải cho hệ thống y tế các nước.

Đặc biệt, tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn khi năm học mới sắp bắt đầu, người dân trở về sau kỳ nghỉ Hè và khi thời tiết trở lạnh, mọi người thích tụ tập trong nhà (không gian kín) nhiều hơn - yếu tố sẽ càng tạo thuận lợi cho sự lây lan của dịch bệnh.

Giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge kêu gọi chính phủ và cơ quan y tế các nước khu vực phải nhanh chóng hành động để chuẩn bị cho những tháng sắp tới, bao gồm cả việc giám sát chặt chẽ đại dịch cũng như tiến hành tiêm nhắc lại mũi 2 cho những người bị suy giảm miễn dịch và dễ bị tổn thương khá, kêu gọi các nước châu Âu cần tăng tốc độ tiêm vaccine nhắc lại thay vì chờ đợi các loại vaccine đặc hiệu, cũng như cần phải áp đặt trở lại việc việc đeo khẩu trang.

Ngày 11/8: Ca COVID-19 mới tăng lên 2.367; Nghệ An bổ sung 4.408 F0Ngày 11/8: Ca COVID-19 mới tăng lên 2.367; Nghệ An bổ sung 4.408 F0

SKĐS - Bản tin phòng chống dịch ngày 11/8 của Bộ Y tế cho biết có 2.367 ca COVID-19 mới, tăng thêm 357 ca so với ngày trước đó, không có ca nào tử vong; Nghệ An bổ sung 4.408 F0.

Thái Bình
Ý kiến của bạn