Hà Nội

Sáng 12/12: Gần 1.200 ca COVID-19 nặng đang thở máy, ECMO; 6 chiến lược y tế trong giai đoạn mới của TP.HCM

12-12-2021 08:18 | Y tế

SKĐS - Đến nay Việt Nam đã chữa khỏi hơn 1,05 triệu ca COVID-19, trong số các bệnh nhân đang điều trị có gần 1.200 ca thở máy, ECMO; TP HCM đề ra 6 chiến lược y tế giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; F0 trong cộng đồng ở miền Tây vẫn chưa giảm

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.398.413 ca mắc COVID-19, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 148/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 14.183 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.393.034 ca, trong đó có 1.050.608 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (486.043), Bình Dương (286.877), Đồng Nai (91.880), Long An (39.165), Tây Ninh (37.776).

Sáng 12/12: Gần 1.200 ca COVID-19 nặng đang thở máy, ECMO; 6 chiến lược y tế trong giai đoạn mới của TP HCM - Ảnh 1.

Đến nay Việt Nam đã chữa khỏi hơn 1,05 triệu ca COVID-19, trong số các bệnh nhân đang điều trị có gần 1.200 ca thở máy, ECMO

Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.053.425 ca

 Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.558 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 5.059 ca;  Thở oxy dòng cao HFNC: 1.319 ca; Thở máy không xâm lấn: 270 ca; Thở máy xâm lấn: 893 ca; ECMO: 17 ca

Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 221 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 27.611 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 9/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 27.736.155 mẫu cho 71.152.452 lượt người.

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 131.816.392 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 74.713.350 liều, tiêm mũi 2 là 57.103.042 liều

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 8/12 (theo giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 269.946.913 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.317.147 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 478.457 và 5.252 ca tử vong mới.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 242.693.425 người, 21.936.341 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 88.811 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, Anh dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 54.073 ca; Pháp đứng thứ hai với 53.720 ca; tiếp theo là Mỹ (46.505 ca). Nước Nga tiếp tục đứng đầu về số ca tử vong mới, với 1.171 người chết trong ngày; tiếp theo là Ba Lan (486 ca) và Mỹ (422 ca tử vong).

Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 50.751.762 người, trong đó có 817.765 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 34.684.396 ca nhiễm, bao gồm 475.128 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 22.184.824 ca bệnh và 616.733 ca tử vong.

Châu Á là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 83,02 triệu ca mắc, tiếp đến là châu Âu với trên 77,82 triệu ca. Bắc Mỹ ghi nhận gần 60,54 triệu ca, Nam Mỹ là trên 39,18 triệu ca, tiếp đến là châu Phi gần 8,97 triệu ca và châu Đại Dương trên 387.000 ca mắc COVID-19.

6 chiến lược y tế trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 của TP HCM

UBND TP HCM cũng đã có quyết định phê duyệt Chiến lược y tế trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dân.

Cụ thể, những chiến lược chính gồm: (1) Bao phủ vaccine phòng COVID-19 đến từng người dân trên địa bàn thành phố; (2) Kiểm soát dịch bệnh COVID-19 trong giai đoạn bình thường mới; (3) Quản lý và chăm sóc F0 tại nhà; (4) Điều trị F0 tại các bệnh viện; (5) Truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân và cộng đồng trong phòng, chống dịch; (6) Nâng cao năng lực phòng, chống dịch.

Theo đó, Thành phố hình thành mạng lưới Trạm y tế - Trạm y tế lưu động - Tổ y tế lưu động khu phố - Tổ COVID-19 động đồng; xây dựng đề án nâng cao năng lực y tế cơ sở, đề xuất cơ chế chính sách đặc thù cho nhân viên y tế tại y tế cơ sở; thí điểm cho bác sĩ mới tốt nghiệp thực hành 12 tháng tại y tế cơ sở...

Đồng thời, TP cụ thể hóa chiến lược "mỗi phường, xã, thị trấn là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ" thành trách nhiệm của lãnh đạo địa phương. Ban chỉ đạo phường, xã, thị trấn sẽ trực tiếp điều hành mọi hoạt động phòng chống dịch trên địa bàn, ...

UBND TP HCM  cũng vừa có thông báo về cấp độ dịch trên địa bàn thành phố theo Nghị quyết 128 của Chính phủ và Quyết định 4800 của Bộ Y tế.

Theo đó, tính đến ngày 9/ 12, TP HCM vẫn ở cấp độ 2, riêng quận 1 tăng từ cấp 1 lên cấp 2, quận 4 vẫn là địa phương duy nhất ở cấp độ 3.

Đối với cấp huyện, có 8 địa phương cấp độ 1 là quận 6, 7, 8, Tân Bình, Tân Phú và các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn.

13 địa phương cấp độ 2 là quận 1, 3, 5, 10, 11, 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, TP Thủ Đức và huyện Cần Giờ, Nhà Bè. Quận 4 vẫn duy trì cấp độ 3. So với tuần trước, quận 1 đã tăng từ cấp độ 1 lên cấp 2 và huyện Hóc Môn giảm từ cấp 2 xuống cấp 1.

Đối với cấp phường, xã, thị trấn, có 115/312 địa phương cấp độ 1; 176/312 địa phương cấp độ 2 và 21/312 địa phương cấp độ 3. Như vậy có 36 phường xã giảm cấp độ dịch và 24 phường xã tăng cấp độ dịch so với tuần trước.

Đồng Tháp ghi nhận ca COVID-19 cao nhất miền Tây trong 1 ngày

Đồng Tháp có số ca mắc mới COVID-19 cao với 750 người, trong đó có 322 ca cộng đồng. Tổng số ca dương tính cộng dồn 29.561 ca. Số bệnh nhân COVID-19 hiện đang điều trị 8.323 ca, trong đó 7.994 ca không triệu chứng, triệu chứng nhẹ; số trường hợp rất nặng 65 ca. Số bệnh nhân hoàn thành điều trị 540 ca trong ngày, cộng dồn 20.883 ca. Số ca tử vong 10 ca trong ngày, cộng dồn 347 ca.

Tính đến ngày 11/12, Đồng Tháp đã tiêm được 2.255.432 liều vaccine phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên (tiêm mũi 1 đạt 98,99% dân số tỉnh; tiêm mũi 2 đạt 82,15% dân số tỉnh). Người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi: 200.626 liều (tiêm mũi1 đạt 95,07% dân số tỉnh; tiêm mũi 2 đạt 30,34% dân số).

Bến Tre ghi nhận thêm 736 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 720 ca cộng đồng. Trong ngày tử vong 5 ca, số ca tử vong cộng dồn 84.

Tại Cà Mau trong số 722 ca mắc mới COVID-19 có đến 503 ca cộng đồng. Tính đến ngày 11/12, Cà Mau đã có 15.750 ca mắc COVID-19; hiện đang điều trị 7.794 ca, tử vong 69 ca.

TP Cần Thơ có 689 ca mắc COVID-19 và 13 ca tử vong. Tính từ ngày 8/7 đến nay, TP này đã có 36.909 ca mắc COVID-19, trong đó có 19.382 ca khỏi bệnh và 305 ca tử vong.

Sáng 12/12: Gần 1.200 ca COVID-19 nặng đang thở máy, ECMO; 6 chiến lược y tế trong giai đoạn mới của TP HCM - Ảnh 4.

Các địa phương tiếp tục đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng COVID-19

Vĩnh Long ghi nhận 576 ca mắc COVID-19, trong đó 397 ca cộng đồng; trong ngày thêm 7 ca tử vong nâng số ca tử vong lên 151.

Tiền Giang có 545 ca COVID-19, trong đó 73 ca cộng đồng, 472 ca trong khu cách ly. Trong ngày có 10 ca tử vong, nâng số ca tử vong lên 655.

Bạc Liêu có 505 ca có kết quả RT-PCR khẳng định dương tính với virus SARS-CoV-2. Trong đó 222 ca cộng đồng. Số ca tử vong trong ngày 5, nâng số tử vong lên 159 trường hợp.

Trà Vinh ghi nhận 456 ca mắc COVID-19, trong đó 375 ca cộng đồng. Ca mắc cộng dồn 11.512 trường hợp, đã điều trị khỏi 3.950 trường hợp; Trong ngày thêm 2 trường hợp tử vong, nâng số ca tử vong lên 69.

Kiên Giang phát hiện 384 ca COVID-19, trong đó 134 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn 24.291, điều trị khỏi 20.818 ca.

An Giang ghi nhận 319 trường hợp mắc COVID-19, trong đó 225 ca cộng đồng. Trong ngày có 18 trường hợp tử vong, nâng số bệnh nhân tử vong là 594 ca.

Cận Tết, thêm thời tiết chuyển mùa, cần tăng cường phòng chống dịch COVID-19Cận Tết, thêm thời tiết chuyển mùa, cần tăng cường phòng chống dịch COVID-19

SKĐS - Cần tiếp tục tăng cường phòng, chống dịch, giám sát phát hiện sớm, điều trị giảm bệnh nặng, tử vong và tiêm vaccine phòng COVID-19 do thời tiết chuyển mùa Đông-Xuân thuận lợi cho sự phát triển, lây lan của virus, gia tăng giao thương đi lại dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2022 và nguy cơ xâm nhập của biến chủng mới.

Thái Bình
Ý kiến của bạn