Bệnh nhân COVID-19 nặng tăng lên
Bộ Y tế cho biết ngày 28/2 có 12 ca mắc mới COVID-19, cao gấp 3 lần ngày trước đó. Trong ngày có 6 bệnh nhân khỏi, ca COVID-19 nặng tiếp tục tăng.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.526.917 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.488 ca nhiễm).
Đến nay, tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là 10.614.769 ca. Trong số các trường hợp đang theo dõi, giám sát, số bệnh nhân đang thở oxy là 5 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 3 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 1 ca; Thở máy xâm lấn: 1 ca.
Đến nay tròn 2 tháng liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca tử vong do mắc COVID-19. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.186 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm. Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 3 ASEAN).
Hơn 263 triệu liều vaccine COVID-19 đã được tiêm tại Việt Nam
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, tổng số mũi tiêm vaccine COVID-19 ở nước ta đến nay là: 266.320.673 mũi. Số mũi tiêm thực hiện trong ngày 28/2 là 16.474 mũi tiêm tại 25 tỉnh, trong đó 10.154 mũi tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên và 6.320 mũi tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi.
Đối với nhóm từ 18 tuổi trở lên:
- Tiêm mũi 3: Tổng số có 51.953.761 mũi tiêm (81,5%) tăng 0,1%, trong ngày có 19 tỉnh triển khai với 3.052 người được tiêm
- 5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Nam (63,6%); Bình Định (64,5%); Phú Yên (63,2%); Đồng Nai (53,9%); Đồng Tháp (60,7%).
- 3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (98,1%); Nghệ An (100%); Sóc Trăng (100,4%).
- Tiêm mũi 4: Tổng số có 17.588.220 mũi tiêm (87,8%), trong ngày có 21 tỉnh triển khai với 6.374 người được tiêm
Nhóm từ 12-17 tuổi: Số tiêm mũi 3 có 5.809.629 mũi tiêm (69,1%)
- 5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (43,7%); Phú Yên (48,6%); Bình Thuận (44,1%); TP. HCM (36,4%); Đồng Nai (43,1%).
- 3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (99,3%); Sóc Trăng (103,5%); Bến Tre (94,9%).
Nhóm từ 5 - dưới 12 tuổi: Tổng số mũi tiêm đã thực hiện là 18.562.908 mũi tiêm:
- Mũi 1: 10.268.506 mũi tiêm (92,9%) tăng 0,1%
- 5 tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Hà Nội (77,5%); Quảng Trị (78,9%); Đà Nẵng (68,5%); TP HCM(64,7%), Bà Rịa- Vũng Tàu (73,3%)
- Mũi 2: 8.294.402 mũi tiêm (75%)
- Tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Bình (56,2%); Đà Nẵng (37%); Quảng Nam (49,4%); TP HCM (41,2%), Bà Rịa - Vũng Tàu (44,6%).
Thiếu niên 13 tuổi ám ảnh béo phì nên giảm cân đến mức nhập viện tâm thần
Nam bệnh nhân 13 tuổi được gia đình đưa đến Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng mệt mỏi, ăn uống kém, gầy sút cân... Tình trạng này kéo dài suốt hơn 1 năm.
Khai thác bệnh sử, người nhà bệnh nhân cho biết, là con một trong gia đình, tiền sử sản nhi phát triển bình thường. Cách đây 1 năm, người bệnh có cân nặng khoảng 67 kg, chiều cao 1m56. Trong khi chơi đùa, có lúc bị bạn bè trêu và nói rằng người bệnh béo, thân hình không cân đối làm người bệnh suy nghĩ nhiều, nghĩ rằng mình thực sự béo, xấu nên cảm thấy tự ti với mọi người nên quyết tâm giảm cân.
Vì sợ bị chê béo nên dần dần trẻ không thích chơi với các bạn, không thích tham gia các hoạt động ở trường lớp như trước nhưng không nói với ai và muốn giảm cân để trở nên cân đối hơn, không bị trêu chọc nữa.
Sau đó, trẻ tự tìm hiểu về các phương pháp giảm cân trên mạng xã hội và tự giảm tất cả lượng thức ăn nạp vào cơ thể, đồng thời thực hiện các bài tập thể dục đốt cháy mỡ thừa (HIT) với cường độ cao ( khoảng 1-2 tiếng/ngày) nhằm giảm cân.
Theo bố mẹ bệnh nhân, trong quá trình này trẻ bước vào giai đoạn dậy thì, chiều cao tăng nhanh chóng, cân nặng cũng giảm thân hình cân đối, tuy nhiên trẻ vẫn tiếp tục duy trì việc ăn kiêng và tập luyện như trước, sau đó thân hình trẻ dần trở nên gầy gò, có biểu hiện mệt mỏi, hoạt động chậm chạp hơn trước.
Tuy nhiên trẻ vẫn cho rằng cơ thể mình bình thường, cảm thấy phần tay chân và bụng vẫn còn béo, cho nên tiếp tục duy trì chế độ ăn kiêng và tập luyện như cũ vì cho rằng nếu mình ăn thịt cá như bình thường thì sẽ trở nên rất béo và sẽ bị các bạn bè chế nhạo.
2 tháng trước thời điểm đưa con đến bệnh viện, bệnh nhân có chiều cao m73 và nặng 51 kg. Thấy thể trạng con hơi gầy nên bố mẹ và mọi người xung quanh khuyên bệnh nhân nên ngừng việc ăn kiêng và luyện tập thể dục điều độ hơn nhưng trẻ luôn có cảm giác tăng cân bất cứ lúc nào và tiếp tục ăn uống rất ít.
BS Nguyễn Phương Linh, Phòng điều trị Rối loạn cảm xúc, Viện sức khỏe tâm thần- Bệnh viện Bạch Mai cho hay khi trẻ được đưa đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ phát hiện mạch chậm dao động trong khoảng 50 - 56 lần/phút được làm các xét nghiệm, giảm canxi máu. Sau đó, trẻ được chỉ định điều trị ngoại trú, bổ sung vi chất, cải thiện chế độ ăn uống, giảm luyện tập. Tuy nhiên khi về nhà, nam bệnh nhân vẫn ăn uống ít và tập luyện cường độ cao như trước.
Trước khi vào viện 1 tuần, mạch của người bệnh chỉ dao động thường xuyên trong khoảng 36-50 nhịp/phút, cân nặng giảm còn 49 kg, BMI 16,37 kg/m2, người bệnh được yêu cầu khám thêm chuyên khoa tâm thần và có chỉ định nhập viện Viện sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai.