Hà Nội

Sáng 1/10: Hơn 100 bệnh nhân COVID-19 nặng đang thở oxy, tiếp tục đẩy nhanh tiêm vaccine

01-10-2022 08:48 | Y tế

SKĐS - Theo thống kê, hiện có hơn 100 bệnh nhân COVID-19 nặng đang thở oxy; mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể mới của Omicron với khả năng lây nhanh hơn biến chủng gốc; cần tiếp tục đẩy nhanh tiêm vaccine.

Bộ Y tế đề xuất tiếp tục kéo dài chính sách đặc thù phòng chống dịch COVID-19Bộ Y tế đề xuất tiếp tục kéo dài chính sách đặc thù phòng chống dịch COVID-19

SKĐS - Bộ Y tế đề xuất tiếp tục kéo dài chính sách đặc thù phòng chống dịch COVID-19; Kiến nghị kéo dài thời gian thực hiện gia hạn hiệu lực giấy đăng ký lưu hành thuốc...

Hơn 100 bệnh nhân COVID-19 nặng đang thở oxy

Bộ Y tế cho biết ngày 30/9 có 1.470 ca COVID-19 mới, tăng gần 500 ca so với ngày trước đó; trong ngày có gần 1.000 bệnh nhân khỏi, không có trường hợp nào tử vong.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.479.356 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 115/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.008 ca nhiễm).

Đến nay, tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là 10.591.865 ca; trong số hơn 843 nghìn bệnh nhân đang theo dõi, giám sát, số bệnh nhân đang thở ô xy là 107 ca, gồm: Thở ô xy qua mặt nạ: 89 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 7 ca; Thở máy xâm lấn: 11 ca.

Sáng 1/10: Hơn 100 bệnh nhân COVID-19 nặng đang thở oxy, tiếp tục đẩy nhanh tiêm vaccine  - Ảnh 2.

Mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể mới của Omicron với khả năng lây nhanh hơn biến chủng gốc; cần tiếp tục đẩy nhanh tiêm vaccine. (Ảnh: Thái Bình)

Theo Bộ Y tế, trong nước, mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể mới của Omicron với khả năng lây nhanh hơn biến chủng gốc; tỷ lệ tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ em tại một số nơi còn thấp.

Tốc độ gia tăng số mắc hàng ngày của COVID-19 phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như bản chất của biến thể về khả năng lây nhiễm (virus SARS-CoV-2 thường xuyên biến đổi, không ổn định); khả năng bảo vệ miễn dịch giảm theo thời gian và độ bao phủ vaccine; khả năng đáp ứng và các biện pháp phòng, chống dịch, do đó khó dự báo được mức độ tăng cụ thể trong thời gian tới.

Hệ thống đáp ứng phòng, chống dịch từ trung ương đến địa phương cần chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh; tiếp tục thực hiện nghiêm, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là tiêm vaccine phòng COVID-19 và truyền thông nâng cao ý thức người dân và cộng đồng.

Tiếp tục tổ chức tốt việc phân luồng, thu dung, cấp cứu, cách ly và điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt chú ý đối với nhóm nguy cơ cao, hạn chế thấp nhất các ca tử vong; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện; tăng cường chỉ đạo tuyến, hỗ trợ tuyến dưới.

Tiếp tục thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thừa ủy quyền của Thủ tướng vừa ký báo cáo gửi Quốc hội việc thực hiện Nghị quyết 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 về chính sách phòng, chống dịch COVID-19 gửi Quốc hội.

Tại báo cáo này, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép tiếp tục áp dụng một số chính sách đặc biệt, đặc thù về khám, chữa bệnh, thuốc, vaccine, trang thiết bị y tế nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu phòng chống dịch và chăm sóc sức khỏe người dân.

Cụ thể, cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 đang hoạt động được phép tiếp tục theo yêu cầu thực tiễn. Cho phép sử dụng các quyết định thành lập, giao nhiệm vụ cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm COVID-19 đã thành lập đồng thời là giấy phép hoạt động.

Lý do đến nay, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là xuất hiện nhiều biến chủng mới, nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại là thường trực. Việc duy trì các cơ sở này nhằm bảo đảm năng lực ứng phó kịp thời khi dịch bệnh bùng phát.

Trong thời gian qua, các cơ sở này đã góp phần quan trọng trong hoạt động điều trị COVID-19 và khẳng định đây là một mô hình phù hợp trong điều kiện chống dịch. Việc tiếp tục duy trì mô hình này không ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn công tác khám, chữa bệnh.

Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 622 triệu ca, trên 6,53 triệu ca tử vong.

Indonesia ngày 30/9 thông báo cấp phép sử dụng khẩn cấp cho một loại vaccine ngừa COVID-19 do Trung Quốc sản xuất theo công nghệ mRNA, trở thành nước đầu tiên phê chuẩn vacine này. Vaccine này nhắm tới chủng gốc của virus SARS-CoV-2. Hơn 63% dân số nước này đã tiêm đủ liều vaccine cơ bản.

Bộ Y tế Lào vừa triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ ở độ tuổi lên 5. Đây là một trong những nỗ lực của nước này, nhằm sớm đạt mục tiêu 80% dân số được tiêm đủ hai mũi cơ bản trong năm nay. Tính đến thời điểm hiện tại, Lào đã có hơn 5,9 triệu người được tiêm 1 mũi, chiếm gần 81% dân số và hơn 5,2 triệu người được tiêm 2 mũi, đạt 72%.

Ngày 30/9: Ca COVID-19 tăng lên 1.470, hơn 100 bệnh nhân nặng đang điều trịNgày 30/9: Ca COVID-19 tăng lên 1.470, hơn 100 bệnh nhân nặng đang điều trị

SKĐS - Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 30/9 của Bộ Y tế cho biết, có 1.470 ca COVID-19 mới, tăng gần 500 ca so với hôm qua; trong ngày có gần 1.000 bệnh nhân khỏi, không có trường hợp nào tử vong.

Thái Bình
Ý kiến của bạn