Sẵn sàng ứng phó nếu dịch bệnh bùng phát

15-05-2014 21:42 | Thời sự
google news

SKĐS - Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến trong buổi làm việc với Sở Y tế TP.HCM về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố vào ngày 19/5. Đoàn công tác Bộ Y tế đồng thời cũng trực tiếp kiểm tra công tác thu dung, điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn.

Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến trong buổi làm việc với Sở Y tế TP.HCM về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố vào ngày 15/5. Đoàn công tác Bộ Y tế đồng thời cũng trực tiếp kiểm tra công tác thu dung, điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn.

Làm việc với BV Bệnh Nhiệt đới, BV Nhi Đồng 1 và BV Nhi đồng 2, Đoàn ghi nhận tình hình thực tế về sự tiếp tục gia tăng của một số dịch bệnh như tay chân miệng (TCM), thủy đậu, sốt xuất huyết (SXH)... Riêng bệnh sởi vẫn còn nhiều ca nhập viện nhưng đã có dấu diệu chững lại vào giữa tháng 5.

Theo số liệu của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, tính từ đầu năm đến nay, TP đã có 1.600 ca mắc sởi, chưa ghi nhận ca nào tử vong. Bệnh nhân nhập viện chủ yếu ở các BV tuyến cuối và BV chuyên khoa Nhiễm tại thành phố. Riêng bệnh SXH, tuy chưa phải giai đoạn cao điểm nhưng ghi nhận sỗ ca bệnh nhập viện nhiều tuần qua đều cao hơn cùng kỳ năm 2013 (30,5%). Hiện số ca mắc SXH nhập viện đã lên tới gần 2950 ca. Về phía các bệnh viện, Trong tháng 4, chí tính riêng tại bệnh viện Nhi đồng 1 đã ghi nhận 98 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, có 8 trường hợp bệnh nặng và 2 trường hợp tử vong.

Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến thăm bệnh nhi tại BV Nhi Đồng 1 TPHCM

Trong khi đó, thủy đậu cũng có số ca tăng liên tục, hiện đã có 548 ca nhập viện. Đáng chú ý, số ca nhập viện vì TCM tại các BV tại TPHCM đã gần 3400 ca và còn tiếp tục tăng cao. TCM được cảnh báo đã bước vào mùa dịch và có thể lên tới đỉnh dịch và giữa tháng 6. Nếu không làm tốt công tác phòng chống dịch, có thể bệnh sẽ tăng liên tục cho đến cuối năm nay. Ghi nhận tại Bệnh viện Nhiệt đới, số lượt khám TCM từ đầu năm đến nay lên tới 6022 ca, điều trị nội trú là 1169 trường hợp. còn tại BV Nhi đồng 1, từ đầu năm đến nay, số ca điều trị nội trú cũng lên đến 2685 ca, có đến 63 ca có biến chứng.

Trước tình hình trên, BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TPHCM lo ngại thời gian sắp tới, TP sẽ phải đối phó với sự bùng phát của hai dịch bệnh lớn là Tay chân miệngsốt xuất huyết. Cái khó trong phòng chống hai dịch bệnh này là cả hai bệnh đều chưa có vắc xin phòng ngừa.

Nhiều bệnh nhân TCM biến chứng đang được điều trị rất tích cực.

Đánh giá và chỉ đạo công tác phòng chống dịch của TPHCM, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cho biết, các BV như Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 và BV Bệnh Nhiệt Đới là tuyến cuối và phải tiếp nhận điều trị rất nhiều ca bệnh từ tuyến tỉnh, trong đó có không ít ca biến chứng nhưng vẫn đảm bảo công tác điều trị khá tốt. Bên cạnh đó còn làm tốt công tác tập huấn điều trị cho các địa phương.

Tuy nhiên, theo thứ trưởng Tiến, với nhiệm vụ điều trị dịch bệnh đang rất nặng nề, TPHCM cũng như Bộ Y tế cần ghi nhận và có nguồn kinh phí ưu tiên cho các BV trên để đầu tư thêm trang thiết bị và tập trung cho công tác ứng phó với các loại dịch bệnh về lâu dài. Còn trong bối cảnh hiện tại, đúng là ngành y tế đang và phải tập trung mọi nguồn lực để phòng, chống và dập dịch để làm sao đạt được hiệu quả, chặn đứng dịch bệnh.

Theo thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến, Cục Y tế Dự phòng cũng nên xem xét lại độ tuổi tiêm ngừa vắc xin cho trẻ. Nếu không xảy ra biến chứng thì có thể tiêm ngừa cho trẻ từ khi trẻ được 6 tháng tuổi chứ không phải là 9 tháng tuổi như hiện nay (năm 2014, có đến 14% trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi).

Bên cạnh đó, cần làm tốt hơn công tác điều tra, quản lý đối tượng tiêm chủng bằng sổ theo dõi và làm tốt công tác truyền thông về tiêm chủng sởi và nâng cao ý thức thực hành vệ sinh để phòng chống cả các loại dịch bệnh khác. Đồng thời, với những dịch bệnh xảy ra theo chu kỳ như hai bệnh trên, ngành y tế phải xem xét và lựa chọn những bệnh viện, khu vực nào để thu dung, phân tuyến bệnh nhân nhằm kiểm soát dịch bệnh hiệu quả nhất.

Tuân Nguyễn

 


Ý kiến của bạn