đồng thời cùng nhau chuẩn bị tinh thần chu đáo để bước vào quá trình sinh nở thật sự đang cận kề.
Một sản phụ lo lắng trước cuộc “vượt cạn” sắp đến...
Cùng chồng trải nghiệm hành trình “vượt cạn”, chị Lê Thị Hồng Nhung (29 tuổi, Q.8, TP.HCM) chia sẻ: “Đây là lần đầu em mang thai nên rất hoang mang, em biết tới hành trình “vượt cạn” này cách đây 2 tháng nhờ tham gia lớp tiền sản của BV. Hùng Vương. Khi đó, em về nhà và chia sẻ lại với người thân. Mẹ em rất ủng hộ và nói rằng có những cái mẹ không thể dạy được cho con, cho nên con phải trực tiếp đi qua những bước vượt cạn để biết được mình sẽ trải qua như thế nào để không bị luống cuống và biết chính xác mình sẽ làm gì”.
Nhưng các bà bầu vui hơn khi ngồi cạnh nhau, nhất là khi họ được giải thích các vấn đề liên quan đến cuộc “vượt cạn”
BS. Diễm Tuyết chia sẻ: “Mục đích của tour hành trình “vượt cạn” là giúp cho sản phụ chuẩn bị về mặt tâm lý, tận mắt chứng kiến các cơ sở vật chất, biết rõ thông tin trước khi bước vào cuộc “vượt cạn” thật sự. Đồng thời, người bạn đời hay người thân trong gia đình cùng tham gia vào hành trình này, họ sẽ hiểu được khi sản phụ bước vào cuộc “vượt cạn”, vai trò hỗ trợ của mình sẽ như thế nào, giúp bác sĩ chúng tôi thực hiện công tác chuyên môn hiệu quả nhất, đặc biệt giúp sản phụ có cuộc “vượt cạn” an toàn nhất. Giây phút làm mẹ sẽ được bình an hơn, và lưu lại cho chị em phụ nữ những khoảng khắc đẹp, thay vì nghĩ rằng “vượt cạn” là một cơn ác mộng”.
Người thân được vào phòng sinh cùng sản phụ cho đến khi sinh xong (áp dụng cho sinh thường)
Thật ra, người phụ nữ khi mang thai, đặc biệt là sản phụ sinh con lần đầu, rất ngỡ ngàng với tất cả diễn tiến trong cơ thể từ lúc họ mang thai cho đến khi sinh em bé. Họ có rất nhiều câu hỏi không biết hỏi ai. Hỏi mẹ thì mẹ quên mất rồi, hỏi bác sĩ thì vào những thời điểm vội vã, bác sĩ không đủ thời gian để giải đáp.
Khi tử cung mở dưới 3cm, sản phụ được theo dõi tại phòng chờ sinh. Tại đây sản phụ được hướng dẫn chế độ vệ sinh, ăn uống, các dấu hiệu bất thường
“Sản phụ thắc mắc rằng, người ta thường nói đau đẻ là đau nhất, nhưng đau tới mức độ nào, mình có chịu đựng được hay không? Cơn gò tử cung là như thế nào? Rặn ra làm sao mới có hiệu quả? Vì có nhiều sản phụ rặn rất tích cực, nhưng vẫn không thể tống em bé ra được. Sau khi sinh xong, ra máu làm sao gọi là bình thường, ra máu như thế nào bị coi là băng huyết… Sinh xong bao lâu mình đi lại được. Hay là sản phụ sau sinh nên ăn gì? Ngày nay, chỉ cần lên mạng, chúng ta có thể lấy được nhiều thông tin, nhưng chính thống như thế nào, sản phụ cần phải nhận được những thông tin y khoa xuất phát trực tiếp từ các nhân viên y tế chuyên ngành sản khoa”, BS. Diễm Tuyết cho biết.
Khi có sự tham gia của bạn đời hoặc bố mẹ, sản phụ không cảm thấy “đi biển mồ côi” nữa
Trải nghiệm hành trình “vượt cạn” sẽ giúp cho chị em phụ nữ hình dung được cuộc “vượt cạn” của mình diễn ra như thế nào và chuẩn bị tinh thần chu đáo hơn trước khi bước vào cuộc “vượt cạn” thật sự một cách an toàn hơn. Còn về những kiến thức về mang thai, về chuyển dạ, nuôi con, BV. Hùng Vương đã có những lớp tiền sản.