Hà Nội

Sản phụ sinh con tại nhà vào viện cấp cứu vì sốc nhiễm khuẩn, nguyên nhân rất bất ngờ

29-11-2023 14:11 | Y tế
google news

SKĐS - Sản phụ H.T.D, trú tại xã Trung Thu, huyện Tủa Chùa, Điện Biên sinh con đầu tại nhà được 3 ngày, sau đẻ chảy nhiều máu, kèm theo sốt, mệt nhiều, đau đầu, buồn nôn, gia đình đưa vào bệnh viện.

Người nhà đưa sản phụ sau đẻ thường ở nhà đến TTYT Tủa Chùa cấp cứu, sau đó được chuyển đến BVĐK tỉnh Điện Biên điều trị tiếp. Ngay khi tiếp nhận, người bệnh đã rơi vào tình trạng sốc, huyếp áp: 80/40mmHg, SpO2: 90%, có dịch máu âm đạo, tiên lượng rất nặng

Qua đánh giá ban đầu các bác sĩ chẩn đoán người bệnh sốc nhiễm khuẩn hậu sản, chỉ định hổi sức tích cực khẩn cấp kết hợp nhiều phương pháp thở máy, lọc máu, an thần, kháng sinh phối hợp, dinh dưỡng tĩnh mạch cho người bệnh.

Đẻ thường tại nhà, sản phụ sốc nhiễm khuẩn, nguyên nhân rất bất ngờ- Ảnh 1.

BVĐK tỉnh Điện Biên cho bệnh nhân thở máy, lọc máu liên tục cứu sống sản phụ

Sau hội chẩn cùng Khoa Phụ sản, bác sĩ phát hiện có vết mò đốt bên ngực trái người bệnh chẩn đoán: Sốc nhiễm khuẩn Ricketsia (sốt mò), hậu sản đẻ thường tại nhà.

BS Hồ Duy Khánh, Khoa Hồi sức tích cực & Chống độc, BVĐK tỉnh Điện Biên cho biết: "Sản phụ vào viện trong tình trạng sốc nặng, suy tim, gan, phổi đều bị tổn thương, hậu sản đẻ thường tại nhà, nhiễm trùng tử cung. 

Đây là ca khó. Khó trong cả việc chẩn đoán nguyên nhân và điều trị bệnh. Ban đầu, bác sĩ nhận định, nghĩ sốc do nhiễm khuẩn hậu sản do đẻ thường tại nhà, nhưng khi thăm khám có vết mò đốt ở ngực trái, các kết quả xét nghiệm và hội chẩn đa chuyên khoa (Khoa Sản, Thận Nhân Tạo), xác định được nguyên nhân là sốt mò, tử cung bị nhiễm trùng. 

Bệnh nhân còn rất trẻ nên chúng tôi cố gắng kết hợp nhiều phương pháp kĩ thuật cao như: lọc máu liên tục, thở máy, sử dụng các thuộc vận mạch để điều trị cho người bệnh." 

Bác sĩ Khánh khuyến cáo người dân không nên đẻ tại nhà vì có nhiều tình huống nguy hiểm xảy ra, khi sản phụ trở dạ nên được đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Qua 19 ngày hồi sức tích cực, với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo bệnh viện và sự tận tình chăm sóc điều trị của điều dưỡng bác sĩ trong khoa, người bệnh đã thoát cơn nguy hiểm, các chức năng gan, thận, tim, phổi hồi phục trở về bình thường. Đây là một trong những nỗ lực rất lớn của đội ngũ y bác sĩ bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên.

Mời các bạn theo dõi bài quan tâm:

Biến chứng của tiền sản giật, nguy hiểm và tử vong rất caoBiến chứng của tiền sản giật, nguy hiểm và tử vong rất cao

SKĐS - Tiền sản giật là một bệnh lý đặc biệt trong thai kỳ, có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, biểu hiện ở tuổi thai trên 20 tuần.


Mỹ Hưng
Ý kiến của bạn