Hà Nội

Sản phẩm sứ nhiễm chì gây nhiễm độc cho người tiêu dùng

06-10-2014 11:30 | Thời sự
google news

Bạn cần hết sức cảnh giác khi sử dụng, để tránh nguy cơ có thể bị nhiễm độc từ sản phẩm sứ nhiễm chì

Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều sản phẩm sứ có hoa văn đẹp mắt, hấp dẫn người tiêu dùng. Tuy nhiên, bạn cần hết sức cảnh giác khi sử dụng, để tránh nguy cơ có thể bị nhiễm độc từ sản phẩm sứ bị nhiễm chì.

Các sản phẩm gốm, sứ nhiễm chì có khả năng gây nhiễm độc cao cho người tiêu dùng

Theo thống kê của Bộ Công Thương, hiện trên cả nước có gần 300 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất đồ gốm sứ gia dụng, chiếm 30% thị phần cả nước. Hàng Trung Quốc hoặc hàng không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng được nhập khẩu qua đường tiểu ngạch chiếm đến gần 70% thị phần.

 

 

Các sản phẩm trôi nổi này thường có hàm lượng chì vượt mức quy định. Bởi các cơ sở sản xuất chạy theo lợi nhuận nên đã cắt giảm năng lượng trong quá trình nung chỉ ở mức 800 - 1.100 độ C thay vì 1.200 - 1.500 độ C như thông thường.

Chính vì vậy mà các sản phẩm gốm, sứ nhiễm chì trên có khả năng gây nhiễm độc cao cho người tiêu dùng.

Sản phẩm càng đẹp, càng dễ nhiễm độc

Điểm đáng chú ý là các sản phẩm này thường có hoa văn sặc sỡ bóng loáng vì có hàm lượng chì vượt mức quy định, có khả năng gây nhiễm độc cao cho người tiêu dùng.

Với người tiêu dùng, khi mua dùng ngón tay gõ đồ sứ, nếu nghe tiếng kêu coong coong như tiếng kim loại thì là đồ tốt, được sản xuất đúng quy cách. Ngược lại nếu nghe tiếng kêu đục và nặng thì đó là đồ chất lượng kém.

Nhiều nhà sản xuất đánh giá, để có sản phẩm sứ tốt, nguyên liệu phải được chọn lọc và trải qua 10 khâu xử lý trước khi tạo hình thành sản phẩm sứ.

Trước những hậu quả khó lường với người tiêu dùng bởi các sản phẩm sứ không đảm bảo chất lượng, các nhà sản xuất gốm sứ trong nước đang cố gắng cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường.

Cách phòng nhiễm độc khi sử dụng đồ gốm sứ

Khi làm chín thức ăn trong lò vi sóng, người dân cũng không dùng bát đĩa gốm sứ vì nhiệt độ trong lò làm chất độc trong gốm sứ dễ tan hơn. Không nên để dưa chua trong đồ gốm sứ, mà nên để trong lọ thủy tinh.

 


Ý kiến của bạn