Hà Nội

Sai lầm người đái tháo đường hay mắc khiến bệnh nặng hơn

05-12-2023 14:25 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Người đái tháo đường cần kiêng hoàn toàn đồ ngọt, đái tháo đường có những biểu hiện rõ ràng từ sớm và đây là bệnh không nguy hiểm... là những quan niệm sai lầm người đái tháo thường thường mắc khiến bệnh càng trở nặng.

Người bệnh đái tháo đường có những quan niệm sai lầm về việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày khiến bệnh trở nặng. Vậy những sai lầm thường gặp của người bệnh đái tháo đường là gì?

1. Người bệnh đái tháo đường cần kiêng hoàn toàn đồ ngọt

Đây là quan niệm sai lầm, người bệnh đái tháo đường không cần kiêng tuyệt đối đồ ngọt. Người bệnh đái tháo đường không quan trọng ăn gì nhưng quan trọng ăn bao nhiêu. Có nhiều bệnh nhân đái tháo đường lo sợ đường máu tăng cao nên không dám ăn chế độ ăn như người thường hoặc hoa quả ngọt. Nhiều người duy trì chế độ ăn uống kiêm khem khắt khe.

Người bệnh đái tháo đường không cần kiêng hoàn toàn đồ ngọt hay bất kỳ thực phẩm nào. Bệnh nhân đái tháo đường ăn gì cũng được nhưng phải cân đối lượng thực phẩm nạp vào cơ thể. Bởi có những trường hợp bệnh nhân đái tháo đường không tuân thủ chế độ ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ dẫn tới đường máu cao.

Sai lầm người đái tháo đường hay mắc khiến bệnh nặng hơn- Ảnh 1.

Người bệnh đái tháo đường ăn gì không quan trọng, quan trọng là ăn bao nhiêu.

Hoa quả cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể như: chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin, gluxit… Các loại hoa quả có vị ngọt thường sẽ có chỉ số đường huyết cao. Bệnh nhân không cần kiêng tuyệt đối nhưng nên hạn chế ăn hoặc nếu có ăn thì ăn với số lượng ít. Một số loại hoa quả bệnh nhân đái tháo đường nên lựa chọn là: bưởi, táo, kiwi, thanh long… Đây là những loại hoa quả có chỉ số đường huyết thấp hoặc trung bình.

2. Bệnh đái tháo đường luôn có biểu hiện từ sớm

Bản chất của đái tháo đường là bệnh tiến triển âm thầm và ít có các biểu hiện lâm sàng. Do vậy đa phần các bệnh nhân đái tháo đường khi phát hiện mắc bệnh thường đã tiến triển nặng và có tình trạng tăng đường huyết trong khoảng 3-7 năm. Thậm chí có tới 50% bệnh nhân khi phát hiện ra bệnh đã có biến chứng.

Hoặc có những trường hợp bệnh nhân khi bị biến chứng đi khám mới phát hiện đái tháo đường. Như trường hợp một bệnh nhân nam (55 tuổi) trong khi làm việc ở ao cá bị thương, do chủ quan vết xước nhỏ nên không điều trị nhưng chỉ sau 1 tuần vết thương đã nhiễm trùng lan rộng lên toàn bộ cẳng chân. Lúc này bệnh nhân mới phát hiện ra mắc đái tháo đường type 2.

Sai lầm người đái tháo đường hay mắc khiến bệnh nặng hơn- Ảnh 2.

Trường hợp bệnh nhân phát hiện đái tháo đường do nhiễm trùng bàn chân.

Trường hợp người bệnh mắc đái tháo đường không phát hiện ra bệnh do không có biểu hiện lâm sàng vô cùng nguy hiểm. Bởi người bệnh có thể gặp tình trạng hạ đường huyết, người bệnh đang tỉnh táo và rơi vào lơ mơ. Bên cạnh đó có thể gặp tình trạng nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu, hôn mê nhanh… nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Người dân có thể phát hiện sớm đái tháo đường thông qua thăm khám sức khỏe định kỳ.

3. Bệnh đái tháo đường không nguy hiểm

Hiện nay, tỷ lệ mắc đái tháo đường ngày càng gia tăng do lối sống, sinh hoạt không khoa học. Ở nước ta, có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường. Đáng nói có hơn 55% người bệnh đã có biến chứng (tim mạch, mắt, thần kinh, thận). Tuy nhiên thời gian đái tháo đường càng dài kèm theo đường máu không kiểm soát tốt có thể gây ra các biến chứng mạn tính. 

Các biến chứng mạn tính nếu không phát hiện và điều trị kịp thời không chỉ gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mà còn làm tăng gánh nặng chi phí thậm chí là đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Sai lầm người đái tháo đường hay mắc khiến bệnh nặng hơn- Ảnh 3.

Bệnh nhân đái tháo đường dễ gặp các biến chứng nếu không kiểm soát đường huyết tốt.

Tâm lý của người bệnh thường thấy sau một thời gian điều trị bệnh tình ổn định thì không thăm khám định kỳ. Tuy nhiên, điều này khiến người bệnh không phát hiện được nguy cơ biến chứng đái tháo đường. Bởi những biến chứng này diễn ra thầm lặng chỉ có thể phát hiện qua thăm khám bác sĩ chuyên qua và thực hiện các xét nghiệm.

Bên cạnh đó, có những bệnh nhân đái tháo đường thường tự ý mua và sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc gây ra các trường hợp bệnh nặng hơn thậm chí là suy gan, suy thận. Bệnh đái tháo đường không thể chữa khỏi hoàn toàn, người bệnh cần thăm khám và theo dõi, điều trị suốt đời.

Xem thêm video được quan tâm:

Đái tháo đường: Nhận biết bệnh sớm qua những dấu hiệu nào? I SKĐS


TS.BS Nguyễn Thị Thanh Thủy
Trưởng Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Hữu nghị
Ý kiến của bạn