Sai lầm của mẹ khi con bị táo bón khiến bé mãi không dứt

14-11-2019 10:05 | Đời sống
google news

SKĐS - Con trẻ táo bón kéo dài mãi không dứt, nhờn thuốc, ngưng thuốc thì táo bón trở lại... là nỗi khổ tâm của nhiều bậc phụ huynh. Song ít ai biết rằng, chính những thói quen, hiểu biết tưởng chừng đúng của bản thân lại vô tình là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.

Táo bón có thể gây nhiều hậu quả trên cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Về ngắn hạn, trẻ có thể đau bụng từng cơn, ăn không ngon, biếng ăn do không thấy đói bụng như bình thường. Về dài hạn khi táo bón lâu ngày, lượng phân ứ đọng và khô cứng có thể làm trẻ nứt hậu môn, chảy máu, đau,... thậm chí là sa trực tràng, trĩ. Dưới đây là 3 sai lầm của mẹ khi con bị táo bón đáng lưu tâm.

Sai lầm 1: Chọn sai sản phẩm

Hiện nay thực phẩm bổ sung chất xơ, men vi sinh đang là lựa chọn thường xuyên của các mẹ khi trẻ táo bón.

Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp thì thiếu chất xơ không phải là nguyên nhân chính gây táo bón. Và không phải men vi sinh chứa chủng lợi khuẩn nào cũng có hiệu quả khắc phục táo bón rõ rệt. Rất nhiều trẻ ăn nhiều chất xơ, uống men vi sinh rồi vẫn bị táo hay hiệu quả chậm, không đáng là bao. Thậm chí, khi bổ sung quá nhiều chất xơ trong khi cơ thể bé không thiếu còn dễ làm tăng gánh nặng đường tiêu hóa.

Nếu như ở người lớn, táo bón chủ yếu do chế độ ăn uống, thói quen ít vận động thì nguyên nhân táo bón ở trẻ em phức tạp hơn nhiều. Lý do khiến táo bón ở trẻ kéo dài không chỉ nằm ở đường tiêu hóa mà liên quan nhiều đến yếu tố tâm lý sợ đi ngoài, thói quen nín nhịn,... và tạo thành vòng tròn luẩn quẩn rất khó khắc phục.

Ảnh minh họa

Vì vậy, khi trẻ táo bón nặng, kéo dài hoặc xử lý tại nhà sau 2 tuần không khỏi, cha mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để được chỉ định loại thuốc táo bón phù hợp. Việc bổ sung men vi sinh, chất xơ lúc này chỉ nên là một giải pháp hỗ trợ kèm theo. Chủ quan rất dễ khiến bé táo bón mãi không khỏi, tốn kém thời gian và tiền bạc của cha mẹ.

Trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm chức năng, thuốc trị táo bón. Mỗi loại sẽ có chỉ định, chống chỉ định và liệu trình điều trị riêng. Hiểu rõ những điều này sẽ giúp mẹ dễ dàng và an tâm hơn khi sử dụng thuốc cho con:

Peginpol 3350, Lactulose, Sorbitol,...: đây là các dược chất thuộc nhóm nhuận tràng thẩm thấu. Chúng giúp tăng hấp thu nước vào lòng ruột để làm mềm phân, tăng khối lượng và kích thước khối phân từ đó kích thích tống phân ra ngoài cách tự nhiên. Vì thế chúng khá an toàn, hiệu quả và là nhóm thuốc ưu tiên trong điều trị táo bón cho trẻ.

-  Glycerin, Sorbitol thụt trực tràng: giúp kích thích nhu động trực tràng tại chỗ, gây cảm giác mót rặn và đi ngoài nhanh chóng và cần chỉ định từ bác sĩ.

- Bisacodyl: là dược chất thuộc nhóm nhuận tràng kích thích. Thuốc có tính tẩy, làm tăng nhu động ruột và gây mất nước nên chống chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi (có tài liệu là chống chỉ định cho trẻ dưới 6 tuổi). Chỉ nên sử dụng khi các loại thuốc trên tỏ ra kém hiệu quả. Dùng với liều lượng thấp trong thời gian ngắn.

Sai lầm 2: Không tuân thủ liệu trình, thấy trẻ hết táo vài ngày là dừng luôn.

Mỗi loại bệnh lại có một liệu trình điều trị riêng. Khác với chứng cảm cúm, ho, sổ mũi,.., thông thường, khi các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus,...) bị loại trừ thì cũng là lúc trẻ tạm được coi là khỏi bệnh và cơ thể chỉ cần khoảng thời gian ngắn để tự phục hồi sau đó mà không cần tiếp tục sử dụng thuốc.

Song với táo bón ở trẻ thì lại khác. Theo các chuyên gia tiêu hóa, dùng thuốc có vai trò rất quan trọng và là lựa chọn hàng đầu trong điều trị táo bón. Tiến trình này có thể kéo dài hàng năm. Thường là 6-12 tháng hoặc ít nhất 2 tháng sau khi đã đạt được mục tiêu điều trị. Lúc này, các thuốc trị táo bón thuộc nhóm nhuận tràng thẩm thấu là ưu tiên hàng đầu. Một số loại sản phẩm chuyên biệt như Peginpol 3350 đã được chứng minh an toàn và không giảm tác dụng khi sử dụng nhiều lần và kéo dài cho trẻ.

Ảnh minh họa

Bên cạnh giai đoạn điều trị tống phân - loại bỏ phân đang tồn đọng trong đại tràng thì những trẻ này cần được điều trị duy trì để giúp tiêu phân mềm, các tổn thương hậu môn có thời gian phục hồi và hỗ trợ bé hình thành lại được thói quen đi ngoài 1 lần/ngày mà không sợ hãi.

Sai lầm 3: Không phối hợp liệu pháp tâm lý cho con

Không ít cha mẹ khi sử dụng thuốc cho con thì bé đi ngoài rất dễ dàng, xong cứ ngừng thuốc thì con lại bị táo trở lại. Song song với việc dùng thuốc, cha mẹ cần phối hợp liệu pháp tâm lý cho con. Việc dùng thuốc sẽ giúp trẻ không còn sợ hãi mỗi lần đi vệ sinh, nhưng sự động viên, kiên nhẫn của cha mẹ sẽ giúp con an tâm hơn và nhanh lành bệnh. Kết hợp 2 điều này sẽ giúp chứng táo bón ở trẻ được khắc phục lâu dài và bền vững.

PEG 3350 - Sự lựa chọn đầu tay trong Giải quyết Kiểm soát táo bón chức năng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Tham khảo, tư vấn sử dụng thêm qua 0243.689.5666/ 0971.468.666/ Buona.com


Ý kiến của bạn