Hà Nội

Sai lầm bảo quản thức ăn thừa dịp Tết gây hại sức khỏe

19-02-2024 11:30 | Y học 360
google news

SKĐS - Thức ăn dư thừa sau Tết là nỗi lo, "gánh nặng" của các gia đình. Việc bảo quản, sơ chế thức ăn thừa nếu không biết cách sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.

Dị ứng thức ăn ngày Tết: Cách nhận biết và xử tríDị ứng thức ăn ngày Tết: Cách nhận biết và xử trí

SKĐS - Dị ứng thức ăn là vấn đề thường gặp trong ngày Tết. Các món ăn ngày Tết thường nhiều đạm, đường bột và ít rau quả tươi. Ngoài ra có thể có món lạ không giống như mọi ngày nên với những người có cơ địa dị ứng dễ phản ứng miễn dịch bất lợi với một loại protein nào đó có trong thực phẩm.

Với điều kiện thời tiết nóng ẩm, nồm, thực phẩm dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, nấm, mốc, các thức ăn dư thừa sau Tết nếu bảo quản không đúng sẽ dẫn đến hư hỏng và ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, nhiều sai lầm khi bảo quản thực phẩm cũng khiến bạn và gia đình gặp rắc rối về sức khỏe.

Các loại thịt là thực phẩm không thể thiếu trong dịp Tết. Vì vậy, việc mua nhiều thịt rồi bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh là rất phổ biến.

Các loại thịt là thực phẩm không thể thiếu trong dịp Tết. Vì vậy, việc mua nhiều thịt rồi bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh là rất phổ biến.

Các sai lầm khi bảo quản thực phẩm

  • Rã đông thịt nhiều lần

Các loại thịt là thực phẩm không thể thiếu trong dịp Tết. Vì vậy, việc mua nhiều thịt rồi bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh là rất phổ biến. Nhưng hầu hết các gia đình đều mắc phải ít nhất một sai lầm khi rã đông thịt - đó là rã đông quá nhiều lần. Việc rã đông thịt nhiều lần còn làm miếng thịt trông kém hấp dẫn, giảm dinh dưỡng, thay đổi mùi vị.

Bạn cấp đông lại thịt sau rã đông vì nấu không hết, rã đông thịt bằng nước nóng, rã đông thịt bằng cách đun trên chảo dầu, để thịt rã đông ngoài nhiệt độ phòng quá lâu mới nấu… Điều này khiến cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập, thịt dễ hư hỏng hơn và từ đó làm tăng nguy cơ gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc cũng ảnh hưởng tới dinh dưỡng của thịt và sức khỏe. Các nghiên cứu chỉ ra rằng lượng vi khuẩn sẽ tăng lên theo số lần bạn rã đông thịt, với 4 lần rã đông có thể thể khiến vi khuẩn tăng gấp 15 lần.

  • Bảo quản rau xanh lá trong tủ lạnh sai cách

Sai lầm phổ biến khi bảo quản rau xanh lá là cho rau xanh lá vào ngăn đông hoặc bỏ rau vào tủ lạnh khi còn ướt. Bởi vì nhiều người cho rằng rau xanh hỏng hơn nên cần làm đông để giữ được lâu nhất, việc còn một chút nước cũng giúp rau tươi lâu hơn. Trong khi đó, các loại rau có nước rất dễ sinh sôi vi khuẩn, đặc biệt là các loại rau ăn lá có hoạt tính sinh lý cao. Nếu bịt kín quá, nhiều nước cũng dễ bị thối, hư, rụng lá. Để trong tủ đông rất nhanh bị mất chất dinh dưỡng, biến đổi vị và gây hại.

Mẹo nhỏ, bạn có thể chọc thủng túi bằng một vài lỗ khí để đảm bảo độ thoáng khí tốt hơn và nhớ là không để rau quá nhiều ngày trong tủ lạnh, nên ăn chúng khi càng tươi càng tốt.

  • Dùng nồi điện để giữ ấm món ăn tới bữa sau

Một số người đã quen với việc sử dụng nồi điện để giữ ấm thức ăn cho đến bữa ăn tiếp theo. Nhất là với các loại đồ ăn được nấu bằng nồi cơm điện, nồi nấu chậm hoặc nồi chảo điện có chức năng giữ ấm bên cạnh đun nấu.

Điều này có thể nghe tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Nhưng trên thực tế, các loại nồi điện chỉ có thể giữ ấm ở mức tối đa là 40 - 50 độ. Đây vẫn là khoảng nhiệt độ nguy hiểm, có thể khiến vi khuẩn xâm nhập. Chưa kể, việc làm nóng thức ăn liên tục hoặc nhiều lần, trong thời gian dài dễ khiến chúng biến chất, suy giảm dinh dưỡng, sản sinh ra chất gây hại. Đặc biệt, nhiều người cho thức ăn luôn trong nồi, còn nóng nên không đun lại ở nhiệt độ cao trước khi ăn nên càng nguy hiểm.

  • Để thức ăn nóng vào tủ lạnh

Thói quen cất đồ ăn vẫn còn ấm nóng vào tủ lạnh vừa làm giảm dinh dưỡng vừa có thể khiến chính món ăn đó và các thực phẩm khác trong tủ lạnh nhanh hư hỏng hơn. Bởi thực phẩm còn nóng đã bị bỏ vào tủ lạnh, gặp nhiệt độ thấp sẽ rất dễ dẫn đến sốc nhiệt, dẫn tới giảm dinh dưỡng và bị biến chất, gây ngộ độc thực phẩm nếu ăn phải.

Các món ăn còn nóng, dù nhẹ khi cho vào tủ lạnh sẽ làm tăng nhiệt độ trong tủ đột ngột. Đây là điều kiện rất lý tưởng để hơi nước ngưng tụ trong ngăn mát, khiến nhiều loại vi khuẩn sinh sôi và làm hư hỏng các thức ăn khác.

  • Hâm nóng thức ăn thừa quá nhiều lần

Tết đến chúng ta nấu nướng, cúng lễ nhiều nhưng lại thường ăn không hết. Vì vậy, các món ăn thừa tích tụ lại và được hâm nóng hết ngày này tới ngày khác. Tùy vào loại thực phẩm, cách nấu mà số lần có thể hâm nóng hay mức độ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sau khi hâm nóng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, không nên hâm nóng thức ăn nhiều lần, tốt nhất là chỉ chế biến thức ăn để ăn vừa đủ từng bữa hoặc hâm nóng 1 - 2 lần.

Việc hâm nóng lại thức ăn thừa sẽ khiến cho thực phẩm bị mất chất, suy giảm dinh dưỡng hoặc thậm chí biến chất và gây độc hại. Nhất là với các món như rau xanh lá, hải sản, nấm, khoai tây, trứng luộc hoặc món hầm.

  • Để thực phẩm đã chế biến và chưa chế biến gần nhau

Các loại thực phẩm như rau củ quả chưa được rửa sạch, thịt cá tươi sống chứa rất nhiều vi khuẩn và hiểm họa ngộ độc. Khi mua thực phẩm từ chợ về, các loại rau củ quả còn dính nhiều phân thuốc, nhiều các loại chất bẩn từ trong chợ, thịt cá tươi sống chưa chế biến cũng chứa nhiều loại vi khuẩn có hại. Nếu để chung ngăn hoặc gần với các món đã chế biến, sẽ tạo cơ hội để vi khuẩn lây nhiễm chéo. Đồng thời, làm cả hai bị ảnh hưởng tới mùi vị và nhanh hư hỏng hơn.

Việc hâm nóng lại thức ăn thừa sẽ khiến cho thực phẩm bị mất chất, suy giảm dinh dưỡng hoặc thậm chí biến chất và gây độc hại. Ảnh minh hoạ

Việc hâm nóng lại thức ăn thừa sẽ khiến cho thực phẩm bị mất chất, suy giảm dinh dưỡng hoặc thậm chí biến chất và gây độc hại. Ảnh minh hoạ.

Cách bảo quản đúng cách thực phẩm

- Sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh. Thực phẩm mới cho vào ngăn đông đá nên để ở phía trong, thực phẩm mua trước đó nên xếp ra ngoài để dùng trước. Nên gắn nhãn đề ngày trên thực phẩm đông đá để tránh trường hợp dùng nhằm đồ để lâu.

- Nên loại bỏ phần lá xanh không cần dùng của nhiều loại rau củ, như cà rốt, củ cải, su hào... trước khi cho vào ngăn rau. Rau củ nên được bao bọc, nếu bằng vải thưa thấm chút nước hay giấy nhựa loại có đục lỗ li ti thì tốt nhất.

- Những thức ăn cho vào bảo quản phải tươi, sạch, không bị nhiễm khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn mới đảm bảo an toàn được.

- Thực phẩm cần được bảo quản trong hộp riêng đậy kín.

- Để thức ăn nguội hẳn mới cho vào hộp đựng thực phẩm và giữ lạnh trong tủ.

- Không để thực phẩm quá lâu.

- Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh để hạn chế vi khuẩn cũng như mùi hôi phát sinh bên trong tủ, giúp thực phẩm được bảo vệ tốt hơn.

- Rã đông đúng cách.

Việc phân loại rõ ràng sẽ giúp bạn hạn chế tối đa tình trạng nhiễm khuẩn chéo cũng như đảm bảo an toàn khi sử dụng thực phẩm trong dịp Tết hay ngày thường.

Xem thêm video được quan tâm:

Uống nước ép bưởi cho thêm mật ong, Cơ thể bạn sẽ thay đổi ra sao? | SKĐS


BS. Nguyễn Xuân
Ý kiến của bạn