Sắc xuân ở làng hoa giấy hơn 300 năm tuổi trên đất Cố đô

09-02-2024 08:30 | Văn hóa – Giải trí

SKĐS - Những bông hoa làm bằng giấy đầy màu sắc được tạo ra bởi những nghệ nhân ở làng hoa giấy Thanh Tiên như tô điểm thêm sắc xuân cho mảnh đất Cố đô Huế.

Làng Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, TP. Huế (Thừa Thiên Huế) nằm dọc theo bờ Nam, hạ lưu sông Hương nổi tiếng bởi nghề làm hoa giấy với lịch sử hơn 300 năm. Nếu như trước đây, hoa giấy được dùng nhiều trong việc thờ cúng gia tiên, ngày nay hoa giấy làng Thanh Tiên còn được dùng để trang trí vào mỗi dịp Tết.

Ở Huế vào những ngày cuối năm, người dân cũng như du khách không khó để thấy sự hiện diện của những cây hoa giấy Thanh Tiên rực rỡ sắc màu được bày bán khắp các chợ. Hình ảnh những chong hoa giấy đầy màu sắc rực rỡ báo hiệu một mùa xuân mới đang về.

Dưới đây là những hình ảnh về làng nghề hoa giấy Thanh Tiên do PV Báo Sức khỏe & Đời sống ghi nhận:

Sắc xuân ở làng hoa giấy hơn 300 năm tuổi trên đất Cố đô- Ảnh 1.

Nghề làm hoa giấy Thanh Tiên xuất phát từ tín ngưỡng dân gian, trở thành một nét văn hóa trong tín ngưỡng dân gian của người dân xứ Huế.

Sắc xuân ở làng hoa giấy hơn 300 năm tuổi trên đất Cố đô- Ảnh 2.

Theo các tài liệu ghi chép, tục xưa, hoa giấy được trang trọng bày trí ở những nơi như: Trang Ông, Trang Bà, Am cảnh và Ông táo. Hàng năm hoa giấy được thay thế một lần vào Tết Nguyên đán. Cũng vì thế, mỗi dịp gần Tết, làng nghề Thanh Tiên lại tất bật chuẩn bị hoa để phục vụ nhu cầu của nhiều gia đình...

Sắc xuân ở làng hoa giấy hơn 300 năm tuổi trên đất Cố đô- Ảnh 3.

Tận dụng những nguyên liệu sẵn có ở địa phương như cây tre, cây lùng... với sự sáng tạo phong phú của các nghệ nhân những bông hoa giấy cứ thế ra đời.

Sắc xuân ở làng hoa giấy hơn 300 năm tuổi trên đất Cố đô- Ảnh 4.

Hoa giấy Thanh Tiên có nhiều loại, nhưng thông thường mỗi cành có 9 bông gồm các loại như hoa hồng, cúc, lan, huệ, đồng tiền,.. với nhiều màu sắc rực rỡ.

Sắc xuân ở làng hoa giấy hơn 300 năm tuổi trên đất Cố đô- Ảnh 5.

Điểm đặc trưng của hoa giấy làng Thanh Tiên là tất cả các công đoạn sản xuất đều được làm thủ công. Nguyên liệu chính để làm hoa giấy là tre và giấy màu.

Sắc xuân ở làng hoa giấy hơn 300 năm tuổi trên đất Cố đô- Ảnh 6.

Cùng vợ tỉ mẩn làm những bông hoa giấy, ông Trần Phú (61 tuổi) một nghệ nhân có thâm niên hơn 45 năm làm nghề hoa giấy cho biết, năm nay, gia đình ông làm khoảng 3.000 cặp, mỗi cặp giá từ 12.000 – 13.000 đồng. Việc làm hoa giấy được bắt đầu từ đầu năm vì khách đặt khá nhiều.

Sắc xuân ở làng hoa giấy hơn 300 năm tuổi trên đất Cố đô- Ảnh 7.

Theo ông Phú, dù giá thành không cao nhưng ông vẫn quyết tâm duy trì nghề vì mong muốn gìn giữ nghề truyền thống mà những thế hệ đi trước để lại.

Sắc xuân ở làng hoa giấy hơn 300 năm tuổi trên đất Cố đô- Ảnh 8.

Theo những nghệ nhân làng Thanh Tiên, trước đây, nghề làm hoa giấy có nguy cơ chững lại do sự phát triển mạnh mẽ của hoa nhựa. Tuy nhiên, từ những năm 2000, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Festival Huế và Festival làng nghề truyền thống nên hoa giấy được nhiều người biết đến. Nhờ đó, thị trường tiêu thụ của hoa giấy Thanh Tiên ngày càng mở rộng, tạo công ăn việc làm cho người dân vùng quê.

Sắc xuân ở làng hoa giấy hơn 300 năm tuổi trên đất Cố đô- Ảnh 9.

Ngày nay, làng hoa giấy Thanh Tiên là một điểm đến không thể bỏ qua khi đặt chân đến vùng đất Cố đô. Nhiều người sau khi đến tham quan, thích thú khi được trải nghiệm làm nghề.

Sắc xuân ở làng hoa giấy hơn 300 năm tuổi trên đất Cố đô- Ảnh 10.

Với những giá trị văn hoá, truyền thống hàng trăm năm, làng nghề hoa giấy Thanh Tiên được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận là làng nghề truyền thống năm 2013.

Làng nghề mứt gừng trắng đêm đỏ lửa những ngày cận TếtLàng nghề mứt gừng trắng đêm đỏ lửa những ngày cận Tết

SKĐS - Những ngày này, người làm mứt gừng ở các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế tất bật với công việc, đỏ lửa ngày đêm để kịp cung ứng sản phẩm cho thị trường Tết Nguyên đán đang đến gần.


Hoàng Dũng
Ý kiến của bạn