Sắc màu Tây Bắc

12-12-2013 11:37 | Văn hóa – Giải trí
google news

SKĐS - Đến với Tây Bắc là đến với vùng đất đa sắc màu của hơn 30 dân tộc thiểu số như văn hóa Mường ở Hòa Bình; Văn hóa Thái ở Sơn La, Lai Châu, Điện Biên; Văn hóa Mông, Dao ở Lào Cai, Yên Bái....

Đến với Tây Bắc là đến với vùng đất đa sắc màu của hơn 30 dân tộc thiểu số như văn hóa Mường ở Hòa Bình; Văn hóa Thái ở Sơn La, Lai Châu, Điện Biên; Văn hóa Mông, Dao ở Lào Cai, Yên Bái....

 

	07. Xem hội 

07. Xem hội 


	Lễ hội Đu Mường Vôi, xã Nhân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình. Lễ hội được duy trì không những có ý nghĩa to lớn về giá trị văn hóa mà đây còn là dịp để con em quê hương và mọi người dân trong Mường tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên, những người đã có công đi khai dân mở đất. 

Lễ hội Đu Mường Vôi, xã Nhân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình. Lễ hội được duy trì không những có ý nghĩa to lớn về giá trị văn hóa mà đây còn là dịp để con em quê hương và mọi người dân trong Mường tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên, những người đã có công đi khai dân mở đất. 


	Nghi lễ Zơ chá của dân tộc Mông tỉnh Lào Cai: Lễ hội nhẩy khèn đưa hồn người chết vượt sông, vượt hồ về với thế giới bên kia của người Mông ở Lào Cai 

Nghi lễ Zơ chá của dân tộc Mông tỉnh Lào Cai: Lễ hội nhẩy khèn đưa hồn người chết vượt sông, vượt hồ về với thế giới bên kia của người Mông ở Lào Cai 


	Lễ hội cầu mùa, dân tộc Khơ Mú, xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Đây là lễ cầu khấn trời đất, tổ tiên và các thần linh cho nương rẫy được bội thu. Một lễ hội trong hệ thống các lễ tục nông nghiệp của người Khơ Mú. Nó phản ánh niềm tin của đồng bào vào thiên nhiên (trời, đất, nương rẫy…) có linh hồn, phản ánh ước muốn của họ về mùa màng bội thu, cuộc sống đầy đủ. 

Lễ hội cầu mùa, dân tộc Khơ Mú, xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Đây là lễ cầu khấn trời đất, tổ tiên và các thần linh cho nương rẫy được bội thu. Một lễ hội trong hệ thống các lễ tục nông nghiệp của người Khơ Mú. Nó phản ánh niềm tin của đồng bào vào thiên nhiên (trời, đất, nương rẫy…) có linh hồn, phản ánh ước muốn của họ về mùa màng bội thu, cuộc sống đầy đủ. 


	Nghi thức "Kin Pang Then" còn gọi là nghi thức ăn mừng của người dân tộc Thái tỉnh Điện Biên. Nghi thức được tổ chức 2 đến 3 năm một lần vào tháng 2 hoặc tháng 3 dương lịch, khi mà tiết trời đang "độ xuân" vạn vật như được hồi sinh, cây cối đâm chồi, nảy lộc, hoa Mạ, hoa Phón cùng nhau đua nở. Thiên nhiên như hòa quyện với lòng người. Khi năm cũ qua đi, người Thái mong một năm mới may mắn, hạnh phúc, nhân khang, vật thịnh. 

Nghi thức "Kin Pang Then" còn gọi là nghi thức ăn mừng của người dân tộc Thái tỉnh Điện Biên. Nghi thức được tổ chức 2 đến 3 năm một lần vào tháng 2 hoặc tháng 3 dương lịch, khi mà tiết trời đang "độ xuân" vạn vật như được hồi sinh, cây cối đâm chồi, nảy lộc, hoa Mạ, hoa Phón cùng nhau đua nở. Thiên nhiên như hòa quyện với lòng người. Khi năm cũ qua đi, người Thái mong một năm mới may mắn, hạnh phúc, nhân khang, vật thịnh. 


	Nghi lễ cúng Giế Khứ Già của người Hà Nhì, Lai Châu, đây còn biết đến với tên gọi Tết mùa mưa tháng bẩy: Cứ vào độ cuối hè, khi cây lúa bắt đầu làm đòng, ngô gieo đã lên xanh là lúc lễ cầu mong một mùa vụ bội thu bắt đầu. Ngày đầu tiên của lễ Giề Khứ Già, nhà nào trong bản cũng dậy sớm, nấu cơm làm bánh dầy, thịt lợn... 

Nghi lễ cúng Giế Khứ Già của người Hà Nhì, Lai Châu, đây còn biết đến với tên gọi Tết mùa mưa tháng bẩy: Cứ vào độ cuối hè, khi cây lúa bắt đầu làm đòng, ngô gieo đã lên xanh là lúc lễ cầu mong một mùa vụ bội thu bắt đầu. Ngày đầu tiên của lễ Giề Khứ Già, nhà nào trong bản cũng dậy sớm, nấu cơm làm bánh dầy, thịt lợn... 


	Lễ hội Xên Mường Và, huyện Sốc Cộc, tỉnh Sơn La: Con người gửi gắm vào đó những ước vọng lớn lao về một cuộc sống bình yên, no ấm nơi bản Mường. 

Lễ hội Xên Mường Và, huyện Sốc Cộc, tỉnh Sơn La: Con người gửi gắm vào đó những ước vọng lớn lao về một cuộc sống bình yên, no ấm nơi bản Mường. 

Với những nghi thức riêng của từng dân tộc, du khách có dịp chiêm ngưỡng những bản sắc trong các lễ hội muôn màu với ý nghĩa giáo dục truyền thống với ước nguyện cầu trời, cầu đất cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt. Du khách còn được đắm mình trong tiếng khèn tiếng sáo du dương, tiếng ngân vang của cồng chiêng xứ Mường, tiếng Khèn níu gọi của người Dao, người Mông... và có cơ hội ngắm nhìn những cô gái miền sơn cước có vẻ đẹp đằm thắm như những bông hoa rừng.

Tuấn Anh


Ý kiến của bạn