Hà Nội

Sạc điện thoại rẻ tiền làm hỏng pin, dễ gây cháy nổ

06-04-2022 16:32 | Xã hội

SKĐS - Những chiếc sạc điện thoại giá rẻ từ 20.000 – 30.000 đồng/chiếc, được gia công sơ sài từ nguyên liệu trôi nổi tiềm ẩn nguy cơ phá hủy màn hình, pin, cảm ứng, gây cháy nổ.

Vừa sạc điện thoại vừa xem phim, bé gái tiểu học tử vongVừa sạc điện thoại vừa xem phim, bé gái tiểu học tử vong

SKĐS - Vụ việc đau lòng trên xảy ra tại tỉnh Kratie, Campuchia. Nạn nhân là một bé gái mới 10 tuổi, đã qua đời sau vụ nổ điện thoại.

Điện áp không ổn định phá hủy điện thoại

Vừa qua, lực lượng chức năng thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đột xuất 1 cơ sở kinh doanh linh kiện, phụ kiện điện thoại trên đại bàn và phát hiện địa điểm này đang thực hiện hoạt động phù phép các sản phẩm sạc Samsung rởm thành hàng chính hãng. Điều đáng nói, nguyên liệu sản xuất những chiếc sạc điện thoại này chủ yếu thu mua từ đồ điện tử cũ, hỏng. Sản phẩm chủ yếu bán trên các sàn thương mại điện tử, điểm kinh doanh trực tiếp với giá từ 25.000 – 30.000 đồng/chiếc.

Sử dụng sạc điện thoại trôi nổi nguy hiểm thế nào? TS. Trần Văn Thịnh, nguyên Trưởng Bộ môn Thiết bị điện, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, sạc chính hãng có nhiều linh kiện, đảm bảo điện áp khi sạc luôn ổn định. Trong khi sạc rởm, mức điện áp thay đổi liên tục, lúc lên rất cao, lúc xuống thấp làm pin bị chai, phồng, gây ra cháy nổ.

"Do dòng điện vào không đều, nguồn và màn hình không được cung cấp điện ổn định dẫn tới tình trạng sập nguồn, màn nhấp nháy, hỏng cảm ứng... Khi dòng điện vào tăng vọt sẽ khiến cho con chip có thể bị hư hỏng, dẫn tới việc không còn kiểm soát dòng chuẩn đi vào. Pin vì thế cũng nhận dòng vào không ổn định, gây ra hiện tượng chai pin, tức là sạc có lên nhưng dùng thì sụt rất nhanh. Các loại sạc rởm thường được bán với giá rất rẻ, từ 20.000-30.000 đồng/chiếc, trong khi sạc chính hãng có giá đến vài trăm ngàn đồng/chiếc", TS Thịnh nói.

Sạc điện thoại rẻ tiền làm hỏng pin, dễ gây cháy nổ - Ảnh 2.

Những chiếc sạc điện thoại giá rẻ tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ. Ảnh minh họa.

Sạc điện thoại thường cấu tạo bằng các IC, tụ điện hay điện trở rất nhỏ để hạ áp. Từ điện áp 220V trở thành điện áp 40V chỉ bằng những tụ điện nhỏ. Nếu sử dụng các linh kiện không đảm bảo, chúng rất dễ gây chập, cháy. Trường hợp xấu, linh kiện sẽ ngắt mạch, dòng điện sạc sẽ không phải là 40V mà là 220V. Khi đó, điện thoại có thể gây chết người khi cắm sạc. Chính nguồn điện không ổn định là nguyên nhân gây chập cháy linh kiện bên trong cục sạc, dẫn đến nguy cơ cháy nổ.

"Những chiếc sạc điện thoại có giá quá rẻ như vậy, độ an toàn rất thấp. Người dùng hãy thông thái, đừng ham rẻ để rước họa vào người. Nhiều tai nạn thương tâm vì sử dụng sạc điện thoại trôi nổi đã xảy ra, chủ yếu do chất lượng sạc kém", TS. Trần Văn Thịnh nói.

Chọn sạc đúng cách

Theo TS. Trần Văn Thịnh, để có thể lựa chọn được một nguồn sạc đúng cách, người sử dụng cần quan tâm về vấn đề thông số.

  • Kiểm tra bằng cảm quan đối với phần tem dán (Các loại ổ sạc hoặc pin dự phòng chính hãng thường không thể thiếu tem của nhà sản xuất).
  • Cầm và lắc nhẹ, nếu nghe thấy tiếng động lục cục, tốt nhất bạn không nên mua bởi rất có thể đây là phụ kiện rởm. Phụ kiện xịn thường có chất lượng gia công cao, các cấu kiện bên trong được cố định chắc chắn.
  • Kiểm tra các dòng chữ in trên thiết bị. Phụ kiện chính hãng sẽ tròn vành rõ chữ. Với phụ kiện rởm, chữ có thể bị nhòe, khó nhìn, thậm chí sai chính tả.
  • Kiểm tra các khe nối và nút bấm. Ở hàng xịn các khe nối sẽ khít, nút bấm cứng và có độ nảy. Trong khi đó hàng rởm khi ấn sẽ có cảm giác lỏng lẻo, thiếu chắc chắn.
  • Chú ý các ký hiệu liên quan đến tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Các thiết bị có gắn ký hiệu của các tổ chức châu Âu và Bắc Mỹ thường có chất lượng khá cao.
  • Chỉ nên mua phụ kiện về pin sạc ở các hệ thống cửa hàng lớn và có uy tín.

Theo Kỹ sư Nguyễn Huy Bạo, nguyên cán bộ Học viện Kỹ thuật Quân sự, khi sử dụng cần thực hiện theo đúng những quy định khuyến cáo về dung lượng, dòng nạp, thời gian nạp. Cần dùng đúng tính năng mà pin hỗ trợ cũng như dùng đúng loại đầu cắm sạc cho thiết bị. Tuyệt đối không dùng điện thoại trong lúc sạc pin với nguồn điện 220V vì đã có nhiều trường hợp gặp tai nạn. Pin sạc không dùng cho tất cả mọi dòng điện thoại. Hãy tìm hiểu kỹ nguồn điện, nhãn hiệu, cổng sạc… trước khi mua.

Sử dụng sạc điện thoại cũng cần đúng cách, đừng chờ đến khi điện thoại hết sạch pin mới cắm sạc và cũng đừng chờ đến khi điện thoại báo đầy pin đến 100% mới rút sạc ra. Khi pin báo còn từ 35-40% nên cắm sạc. Khi sạc được khoảng 95-98% là phải rút sạc ra. Lý do là nếu sạc đầy đến 100%, tụ ngắt của điện thoại sẽ buộc phải hoạt động, lâu ngày sẽ làm chai pin. Hơn nữa, sạc quá lâu làm nóng điện thoại dễ khiến pin phồng lên…

Ngày 4/4, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 phối hợp với Đội QLTT số 13 (Cục QLTT Hà Nội) kiểm tra cơ sở kinh doanh linh phụ kiện điện thoại tại địa chỉ 141 Lạc Long Quân (phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội) và thu giữ trên 11.200 sản phẩm sạc điện thoại, ipad giả mạo nhãn hiệu.

Ông Trần Việt Hùng - Phó Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội cho biết, sau thời gian trinh sát, bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng QLTT đã đột kích kiểm tra và phát hiện cơ sở kinh doanh Đức Hải, địa chỉ 141 Lạc Long Quân, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội đang lắp ráp, gia công hàng chục ngàn sản phẩm là sạc điện thoại in nhãn hiệu Samsung, Ipaq. Đáng chú ý, toàn bộ bo mạch, vỏ sạc dùng để lắp ráp là hàng trôi nổi, không có nguồn gốc xuất xứ.

Chủ cơ sở kinh doanh Nguyễn Ngọc Thắng cho biết, toàn bộ số bo mạch, vỏ sạc được thu mua trôi nổi trên mạng xã hội facebook hoặc thông qua các sàn thương mại điện tử sau đó sử dụng các thiết bị, công cụ, máy móc thô sơ để gia công, lắp ráp các bo mạch vào các vỏ sạc điện thoại, ipad.

Cảnh báo cuộc gọi lừa đảo từ số điện thoại lạCảnh báo cuộc gọi lừa đảo từ số điện thoại lạ

SKĐS - Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) vừa gửi khuyến cáo người dân cần cảnh giác khi nghe điện thoại từ các cuộc gọi quốc tế, số máy lạ gọi đến. Đồng thời, đề nghị người dân không tiếp tay cho các cảnh báo không chính xác đang lan truyền trên mạng xã hội.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tỷ lệ chấp thuận của phụ huynh về việc tiêm vaccine cho trẻ là 60-80% | SKĐS

Tô Hội
Ý kiến của bạn