S-400- vũ khí làm “ lung lay “ quan hệ đồng minh Mỹ Thổ Nhĩ Kỳ

22-11-2018 09:57 | Quốc tế
google news

SKĐS - Thổ Nhĩ Kỳ vừa thông báo cho biết họ đã hoàn thành mua hệ thống tên lửa đất đối không S-400 của Nga, động thái khiến không chỉ đồng minh lớn nhất của nước này là Mỹ không hài lòng mà còn làm các nước thành viên NATO khác khó chịu.

Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng rời xa các đồng minh phương Tây

Là một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), lẽ thường Thổ Nhĩ Kỳ phải gắn bó với các nước phương Tây. Tuy nhiên việc  bàn cờ chính trị khu vực Trung Đông đang bị sắp xếp lại với sự tham gia của Nga, khiến Ankara đang suy tính những  bước đi riêng của mình.

Một trong những động thái mới đây nhất của Thổ Nhĩ Kỳ mà các nhà phân tích chính trị cho rằng nước này ngày càng rời xa Mỹ và các đồng minh NATO, xích lại gần hơn với Nga là đã hoàn thành việc mua hệ thống tên lửa đất đối không S-400 của Nga. Cho dù trước đó, Mỹ nhẹ nhàng phản đối hay mạnh mẽ đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ nên  suy nghĩ lại quyết định của mình. Lý do mà Mỹ đưa ra  để phản đối, thậm chí đe dọa Ankara rằng  sẽ gánh chịu “hậu quả”,  là  hệ thống S-400 của Nga không tương thích với hệ thống phòng thủ của NATO.   Bộ Ngoại giao Mỹ đánh tiếng rằng, việc mua hệ thống phòng thủ tên lửa này sẽ làm thay đổi đáng kể mối quan hệ Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.

S-400-  vũ khí làm “ lung lay “ quan hệ đồng minh Mỹ Thổ Nhĩ KỳQuan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng xích lại gần nhau.

Những thành công của Nga tại khu vực Trung Đông nhất là trong giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria, trong khi ảnh hưởng của NATO tại khu vực này ngày càng sụt giảm đã đẩy Thổ Nhĩ Kỳ và Nga xích lại gần nhau, thậm chí còn  có tin đồn Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là quốc gia đầu tiên rút khỏi NATO.  Mối quan hệ giữa Ankara và Moscow đang  được cải thiện từng ngày  trong nhiều lĩnh vực. Mới đây Nga và Thổ đã khánh thành tuyến đường ống dưới biển thuộc dự án đường ống khí đốt tự nhiên TurkSteam và tới đây là Nga hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên Akkuyu sẽ khiến quan hệ hai nước khởi sắc. Tổng thống Nga V.Putin khẳng định, những hợp tác này sẽ trở thành “biểu tượng rõ rệt” cho mối quan hệ giữa hai nước.

Đường ống dẫn khí còn có tên là “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” sẽ cung cấp khí đốt từ Nga trực tiếp sang Thổ Nhĩ Kỳ , và một đường vận chuyển khí đốt quá cảnh Thổ Nhĩ Kỳ sang các nước châu Âu.  Dự án TurkSteam  sẽ biến Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một trung tâm quan trọng về khí đốt của châu Âu cũng như nâng cao vị thế địa chính trị của nước này, Tổng thống Nga Putin cho biết.

Vì sao S-400 làm hỏng quan hệ ngoại giao Mỹ Thổ Nhĩ Kỳ?

Thỏa thuận mua hệ thống phòng không S-400 của Nga là “giọt nước làm tràn ly” khiến quan hệ Mỹ Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng tuột dốc.  Tại sao Ankara không lựa chọn hệ thống phòng thủ của Mỹ thay vì S-400 của Nga? Điều này được lý giải là do S-400 rẻ hơn rất nhiều so với hệ thống phòng thủ của Mỹ như Patriot hay THAAD. Trong khi S-400 chỉ tầm 500 triệu USD thì giá của THAAD lên tới 3 tỷ USD. Nhưng so sánh về sức mạnh S-400 không kém THAAD là bao, nhiều chuyên gia còn cho rằng nó có khả năng tấn công đa dạng  hơn cả THAAD với các mục tiêu tầm xa, hay tấn công nhiều mục tiêu  cùng lúc.

S-400-  vũ khí làm “ lung lay “ quan hệ đồng minh Mỹ Thổ Nhĩ Kỳ Nga bắt đầu sản xuất hệ thống tên lửa đất đối không S-400 để bán cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong số 13 quốc gia hiện sở hữu S-400, trong đó có một số quốc gia NATO cũng mua vũ khí của Nga như Romania, Hy Lạp, Đức nhưng Mỹ chỉ quan ngại về việc Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu S-400. Theo nguồn tin từ chuyên gia quân sự giấu tên cho biết, thực ra Mỹ không muốn bán bất cứ hệ thống phòng thủ nào cho Ankara, họ chỉ muốn đem hệ thống phòng thủ của mình đặt trên đất Thổ Nhĩ Kỳ để làm ô “che chở” cho Thổ Nhĩ Kỳ. Thậm chí trong quá khứ Mỹ còn dùng  “con bài” vũ khí này để gây áp lực lên chính quyền của Tổng thống Erdogan. Trong khi đó nhu cầu sở hữu hệ thống phòng không để đảm bảo an ninh quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ là có thật, nhưng  lại vấp phải  sự ngăn trở từ Mỹ. Lý lẽ “không thích hợp với hệ thống phòng thủ chung của NATO” mà Mỹ đưa ra dường như chỉ là một cách khỏa lấp cho ý đồ đằng sau đó  của Washington.

Chuyên gia phân tích chính trị của tờ Global Research, ông  Salman Rafi Sheikh cho rằng, việc Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu hệ thống này cũng đồng nghĩa rằng vũ khí của Nga sẽ “hiện diện trên lãnh thổ NATO” và “Nga đã cắm rễ trên mảnh đất NATO”. Đây là lời “đáp trả” của Nga việc NATO đang dần tiến đến biên giới nước Nga thông qua Ukraine. Trong ván bài Trung Đông này, Mỹ dường như đang mất dần  lợi thế…


Hải Yến (Theo CNBC, Sputnik)
Ý kiến của bạn