Dưới đây là những cách giúp bạn đẩy nhanh quá trình hồi phục:
1. Khi rút ống xông, cố gắng vận động nhiều (nhờ tới sự trợ giúp của người nhà, nhân viên y tế nếu cần). Hãy vận động để đẩy nhanh tốc độ phục hồi thay vì nằm trên gường. Tuy nhiên, bạn nên vận động từ từ vì có thể cảm thấy choáng váng và chóng mặt.
2. Cố gắng đi vệ sinh, đừng cố nhịn vì nó có thể ảnh hưởng tới vết mổ, cho dù việc ra khỏi giường nhiều lần có thể khiến bạn bị đau.
3. Bạn có thể phải truyền tĩnh mạch ít nhất 2 ngày sau khi sinh và không được phép ăn bất cứ thứ gì. Nhưng khi được phép ăn thì đứng ăn cay. Mổ lấy thai thường ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, bạn có thể bị trào ngược axit, trào ngược dạ dày thực quản.
4. Tránh nâng vật nặng
Ngoài việc bế em bé, không nên nâng bất cứ vật gì nặng vì có thể gây áp lực lên vết mổ. Cần tránh điều này ít nhất là 2 tuần sau sinh để vết mổ có thời gian liền ở bên trong.
5. Không tập luyện ngay sau khi sinh
Hãy chờ cho tới khi bác sĩ cho phép mới tập luyện vì tạo áp lực lên ổ bụng quá sớm có thể gây nguy hiểm và dẫn tới chảy máu. Thay vào đó, hãy bế bé đi dạo hoặc đẩy xe nôi trong công viên. Ngoài ra, cũng cần mặc quần áo rộng rãi thoải mái.
6. Không đeo đai bụng để giảm vòng eo. Bụng sẽ tự nhỏ lại. Sử dụng đai bụng có thể làm tăng nguy cơ bị thoát vị sau này.
7. Chăm sóc vết mổ thật tốt. Tuân theo các hướng dẫn chăm sóc vết mổ của bác sĩ. Tránh tắm nước nóng hoặc dùng vòi hoa sen cho tới khi vết mổ liền hoàn toàn.
8. Nằm ngủ ở tư thế thoải mái
Ngay cả khi vết mổ đã cắt chỉ và quá trình liền bắt đầu, bạn vẫn không thể nằm ngửa vì tư thế này có thể khiến bạn đau nhiều. Bạn có thể vẫn phải ngủ nghiêng.
9. Đặt nôi hoặc võng bé cạnh giường ngủ vì điều này sẽ giúp bạn thoải mái. Nó sẽ giảm áp lực lên vết mổ mỗi khi con bạn thức giấc và đòi ăn.
10. Cố gắng tránh táo bón
Luôn duy trì đủ lượng nước để tránh táo bón. Với vết mổ chưa liền, gây áp lực mạnh lên ổ bụng có thể rất nguy hiểm.
11. Đừng tránh cho con bú chỉ vì bạn không thoải mái khi bế trẻ ngồi lâu. Trên thực tế cho con bú rất tốt cho sức khỏe và đẩy nhanh quá trình hồi phục.
12. Trì hoãn quan hệ tình dục
Bác sĩ thường khuyên tránh quan hệ tình dục trong 6 tuần đầu tiên nhưng có thể bạn cần mất nhiều thời gian hơn để lấy lại hứng thú và hồi phục sức khỏe. Hãy nói chuyện với “nửa kia” về điều này thay vì né tránh.
13. Không được bỏ qua các triệu chứng như sốt, nhức đầu và buồn nôn khi vết mổ chưa lành vì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
14. Tránh tự ý sử dụng thuốc giảm đau
Bạn có thể cần thuốc giảm đau ngay sau khi phẫu thuật nhưng tránh tự ý sử dụng khi đã hết chỉ định. Nếu bạn đang cho con bú, điều này có thể gây nguy hiểm. Hãy thông báo cho bác sĩ nếu tình trạng đau vẫn kéo dài sau 6 tuần.
15. Chấp nhận vết sẹo. Cơ thể bạn không bao giờ trở lại như cũ sau khi mổ sinh con, vì vậy hãy học cách yêu bản thân nhiều hơn và chấp nhận vết sẹo mổ này.