Ba kích
Bài 1: Rượu tắc kè với các công năng chính như bổ thận, tráng dương, ích tinh tủy, dùng trong các trường hợp ù tai do thận khí kém, liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm. Gồm: tắc kè 1 đôi, hà thủ ô đỏ 200g, ba kích 200g, nhục thung dung 100g, đảng sâm 200g, huyết giác 20g, đại hồi hoặc tiểu hồi 10g, trần bì 10g, đường trắng 200g, rượu trắng 35 - 400 4 lít. Ngày dùng 2 - 3 lần, mỗi lần 30 - 50ml, uống trước bữa ăn, hoặc trước khi đi ngủ.
Bài 2: Rượu ba kích (còn gọi ba kích thiên tửu) với công năng bổ thận tráng dương, hoạt huyết, thông kinh, mạnh gân cốt, trị bụng ứ kết, bụng đau do lạnh, lưng đau gối mỏi, hai chân yếu, khớp xương đau, thận hư, liệt dương. Gồm: ba kích 18g, ngưu tất 18g, đương quy 20g, khương hoạt 27g, hạt tiêu 2g, thạch hộc 18g, sinh khương 27g. Các vị thuốc giã nát, cho vào bình, thêm 2 lít rượu, đậy kín, bắc lên bếp nấu trong 1 giờ sau đó ngâm vào nước lạnh cho nguội. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 - 20ml.
Bài 3: Rượu tỏa dương có công năng chữa tư thận hư tảo tiết, liệt dương. Gồm: củ tỏa dương thái mỏng với tỷ lệ 1 tỏa dương 5 rượu (400). Ngâm 1 tháng. Rượu có màu đỏ sẫm, vị đắng chát, có thể thêm đường hoặc mật ong cho dễ uống.
Bài 4: Rượu bìm bịp: Đây là rượu quý trị nhức mỏi và cứng gân cốt. Gồm: bìm bịp 2 con (để nguyên), tiểu hồi 6g, rượu trắng 2 lít. Ngâm trong 3 tháng là có thể dùng được. Ở nơi có bìm bịp làm tổ, người ta thường đến tổ bìm bịp mới sinh con, có chim non bị thương, sau đó chờ cho mẹ chúng tha những cây thuốc về trị bệnh để bắt chim non về ngâm rượu, vì cho rằng trong con bìm bịp non đó chứa những cây thuốc có đặc tính tiếp cốt vừa được bìm bịp mẹ mớm cho.
BS. Đào Minh Sơn