Đồng tác giả nghiên cứu, TS Harriet Rumgay cho biết: Các xu hướng cho thấy mặc dù mức tiêu thụ rượu trên mỗi người giảm ở nhiều nước châu Âu, nhưng việc sử dụng rượu đang gia tăng ở các nước châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ, và ở châu Phi cận Sahara. Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy đại dịch COVID-19 đã làm tăng tỷ lệ uống rượu ở một số quốc gia. Các tác giả lo ngại rằng, hành vi uống rượu được áp dụng trong đại dịch có thể dẫn đến thói quen uống rượu vĩnh viễn.
Trong nghiên cứu, nam giới chiếm 77% các trường hợp ung thư liên quan đến rượu, trong khi nữ giới chiếm 23%. Ung thư thực quản (189.700), gan (154.700) và vú (98.300) là phổ biến nhất, tiếp theo là ung thư ruột kết và trực tràng, và ung thư miệng và cổ họng.
Uống rượu bia nhiều và uống nhiều rượu bia có nguy cơ, đóng góp vào số trường hợp lớn nhất, lần lượt là 47% và 39%, nhưng uống rượu vừa phải (khoảng hai ly mỗi ngày) chiếm khoảng 14% số trường hợp.
Tiến sĩ Jürgen Rehm, tại Trung tâm Nghiện và Sức khỏe Tâm thần, ở Toronto, Canada, cho biết: Tất cả việc uống rượu đều có rủi ro. Với các bệnh ung thư liên quan đến rượu, mọi mức độ tiêu thụ đều có liên quan đến một số nguy cơ.
Rượu có thể góp phần vào sự phát triển ung thư bằng cách gây ra tổn thương DNA, thúc đẩy sản xuất các hóa chất có hại trong cơ thể, ảnh hưởng đến sản xuất hormone. Các nhà nghiên cứu giải thích rằng rượu cũng có thể làm trầm trọng thêm tác động gây ung thư của thuốc lá và các chất khác.
TS Rumgay đề nghị rằng, cần khẩn cấp nâng cao nhận thức về mối liên hệ giữa việc uống rượu và nguy cơ ung thư giữa các nhà hoạch định chính sách và công chúng. Các chiến lược y tế công cộng - chẳng hạn như giảm lượng rượu sẵn có, dán nhãn các sản phẩm có cồn với cảnh báo sức khỏe và cấm tiếp thị - có thể giảm tỷ lệ ung thư do rượu. Các chính sách thuế và giá cả đã dẫn đến việc giảm lượng rượu ở châu Âu cũng có thể được thực hiện ở các khu vực khác trên thế giới.