Rượu đường là gì và có làm tăng nồng độ cồn không?

09-03-2024 06:08 | Cảnh giác thực phẩm

SKĐS - Không phải ai cũng biết rượu đường và tác dụng cũng như hạn chế với sức khỏe của loại thực phẩm có tên ngọt ngào này.

1. Rượu đường là gì?

Rượu đường còn được gọi là polyol, là thành phần được sử dụng làm chất làm ngọt và chất tạo bọt. Chúng xuất hiện tự nhiên trong thực phẩm và đến từ các sản phẩm thực vật như trái cây và quả mọng.

Là chất thay thế đường, rượu đường cung cấp ít calo hơn (ít hơn khoảng một nửa đến một phần ba lượng calo) so với đường thông thường. Điều này là do chúng được chuyển hóa thành glucose chậm hơn, cần ít hoặc không cần insulin để chuyển hóa và không gây tăng lượng đường trong máu đột ngột. Rượu đường trở nên phổ biến không chỉ đối với những người mắc bệnh đái tháo đường mà còn với rất nhiều người.

Rượu đường là gì và có làm tăng nồng độ cồn không?- Ảnh 1.

Rượu đường là một loại carbohydrate có nguồn gốc từ trái cây và rau quả.

Theo Tiến sĩ Frank Hu, giáo sư dinh dưỡng và dịch tễ học của Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, rượu đường có thể là cái tên dễ gây hiểu lầm nhất vì chúng không phải là đường hay rượu mà chúng là một loại carbohydrate có nguồn gốc từ trái cây và rau quả, mặc dù hầu hết các loại rượu đường thương mại đều được sản xuất tổng hợp.

Rượu đường có cấu trúc giống một phần đường và một phần rượu nên có tên như vậy. Tuy nhiên, rượu đường không phải là đường hay rượu. Vì không phải là rượu nên không thể khiến người tiêu thụ nó say hoặc tăng nồng độ cồn.

Cách nhận biết một số loại rượu đường trong danh sách thành phần bằng cách nhìn đuôi "-ol" ở cuối tên của chúng. Ví dụ bao gồm sorbitol, xylitol, lactitol, mannitol, erythritol và maltitol.

2. Các loại rượu đường

Các loại rượu đường phổ biến là mannitol, sorbitol, xylitol, lactitol, isomalt, maltitol và chất thủy phân tinh bột hydro hóa (HSH). Rượu đường không được sử dụng phổ biến trong chế biến thực phẩm tại nhà nhưng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn. Các sản phẩm thực phẩm được dán nhãn "không đường", bao gồm kẹo cứng, bánh quy, kẹo cao su, nước ngọt và viên ngậm họng thường chứa đường cồn. Chúng thường được sử dụng trong kem đánh răng và nước súc miệng.

Mannitol xuất hiện tự nhiên trong dứa, ô liu, măng tây, khoai lang và cà rốt. Nó được chiết xuất từ rong biển để sử dụng trong sản xuất thực phẩm. Mannitol có 50-70% độ ngọt tương đối của đường, có nghĩa là phải sử dụng nhiều hơn để cân bằng độ ngọt của đường. Mannitol tồn tại lâu trong ruột nên thường gây chướng bụng, tiêu chảy.

Sorbitol được tìm thấy tự nhiên trong trái cây và rau quả. Nó được sản xuất từ xi-rô ngô. Sorbitol chỉ có 50% độ ngọt tương đối của đường, nghĩa là phải sử dụng gấp đôi lượng này để mang lại lượng ngọt tương tự cho sản phẩm. Nó ít có xu hướng gây tiêu chảy hơn so với mannitol. Nó thường là một thành phần trong kẹo cao su và kẹo không đường.

Rượu đường là gì và có làm tăng nồng độ cồn không?- Ảnh 2.

Có loại rượu đường được tìm thấy tự nhiên trong trái cây và rau quả.

Xylitol còn được gọi là "đường gỗ" và xuất hiện tự nhiên trong rơm, lõi ngô, trái cây, rau, nấm và một số loại ngũ cốc. Xylitol có vị ngọt tương tự như đường. Nó được tìm thấy trong kẹo cao su.

Lactitol có khả năng làm ngọt bằng khoảng 30-40% đường nhưng hương vị và độ hòa tan của nó giống với đường nên thường được tìm thấy trong kem không đường, sô cô la, kẹo cứng và mềm, đồ nướng, chất bảo quản ít đường và kẹo cao su.

Isomalt có độ ngọt từ 45 - 65% so với đường và không có xu hướng bị mất vị ngọt hoặc bị phân hủy trong quá trình đun nóng. Isomalt hấp thụ ít nước nên thường được sử dụng trong kẹo cứng, kẹo bơ cứng, thuốc ho và kẹo mút.

Maltitol có độ ngọt bằng 75% đường. Nó được sử dụng trong kẹo cứng không đường, kẹo cao su, món tráng miệng có hương vị sô cô la, đồ nướng và kem vì nó tạo ra kết cấu dạng kem cho thực phẩm.

Thủy phân tinh bột hydro hóa (HSH) được tạo ra bằng quá trình thủy phân một phần ngô. HSH là chất làm ngọt dinh dưỡng cung cấp 40 - 90% vị ngọt của đường. HSH không kết tinh và được sử dụng rộng rãi trong bánh kẹo, đồ nướng và nước súc miệng.

Sở dĩ rượu đường lại được sử dụng thường xuyên như vậy vì nó mang lại hương vị ngọt ngào cho thực phẩm trong nhiều sản phẩm được bán cho những người mắc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên cần lưu ý một số sản phẩm này vẫn có thể chứa một lượng carbohydrate đáng kể. Do đó phải kiểm tra nhãn thực phẩm để biết tổng lượng carbohydrate có trong sản phẩm và tốt nhất là nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng để xác định cách thức phù hợp nhất với kế hoạch bữa ăn của bạn.

3. Ưu và nhược điểm của rượu đường

Ưu điểm của rượu đường:

Rượu đường nằm ở vị trí ngọt ngào giữa đường tự nhiên và chất làm ngọt có hàm lượng calo thấp. Chúng không quá ngọt như chất ngọt và không bổ sung quá nhiều calo như đường.

Tiến sĩ Hu cho biết: Rượu đường có độ ngọt khoảng 40% đến 80% so với đường tự nhiên, trong khi chất làm ngọt nhân tạo như aspartame lại ngọt hơn khoảng 200 lần. Và chúng có lượng calo mỗi gram ít hơn khoảng 25% đến 75% so với đường.

Một ưu điểm khác của rượu đường là chúng phân hủy chậm trong ruột. Do đó, cơ thể bạn chỉ hấp thụ một phần carbohydrate tổng thể của chúng. Tiến sĩ Hu cho biết: Điều này giúp lượng đường trong máu và mức insulin không tăng đột biến như đối với đường. Điều đó khiến chúng trở thành chất thay thế đường hữu ích cho những người mắc bệnh đái tháo đường.

Rượu đường là gì và có làm tăng nồng độ cồn không?- Ảnh 3.

Rượu đường không quá ngọt như chất làm ngọt và không bổ sung quá nhiều calo như đường.

Về mặt tích cực, rượu đường chứa ít calo hơn (1,5 - 3 calo mỗi gam) so với đường (4 calo mỗi gam) và chúng không gây sâu răng như đường. Do đó, nhiều loại kẹo cao su "không đường" được làm bằng rượu đường. Rượu đường cũng tạo thêm kết cấu cho thực phẩm, giữ độ ẩm tốt hơn và ngăn thực phẩm chuyển sang màu nâu khi đun nóng.

Nhược điểm của rượu đường

Nhược điểm chính của rượu đường là: khi dùng với lượng lớn, chúng có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa (GI), chẳng hạn như đau bụng, tiêu chảy hoặc phân lỏng.

Tác dụng phụ thường gặp nhất là có thể bị đầy hơi và tiêu chảy khi ăn quá nhiều rượu đường. Ngoài ra còn có một số bằng chứng cho thấy rượu đường, giống như fructose (đường trái cây tự nhiên) trong trái cây và nước ép trái cây, có thể gây ra "tác dụng nhuận tràng". 

Vì rượu đường được tiêu hóa chậm nên chúng có nhiều thời gian hơn để nuôi vi khuẩn trong ruột, điều này có thể dẫn đến quá trình lên men và tạo ra khí dư thừa. Quá trình tiêu hóa chậm của chúng cũng có thể kéo thêm nước vào ruột kết và gây ra tác dụng nhuận tràng.

Tăng cân đã được ghi nhận khi những sản phẩm này được ăn quá nhiều. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ tuyên bố rằng rượu đường có thể chấp nhận được với lượng vừa phải nhưng không nên ăn quá mức.

Một số người mắc bệnh đái tháo đường, đặc biệt là bệnh nhân đái tháo đường type 2 nhận thấy rằng lượng đường trong máu của họ tăng lên nếu uống rượu đường với số lượng không kiểm soát.

Khả năng dung nạp rượu đường của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm trọng lượng cơ thể, tình trạng sức khỏe cũng như số lượng và loại rượu đường. Tiến sĩ Hu cho biết: Sự khác biệt của mỗi cá nhân trong quá trình tiêu hóa và trao đổi chất, thành phần hệ vi sinh vật đường ruột và thói quen ăn kiêng cũng có thể tạo ra sự khác biệt. Vì những lý do này, bạn nên đưa rượu đường vào chế độ ăn uống của mình một cách từ từ và theo dõi cách cơ thể bạn phản ứng.

Đối với những người gặp phải các triệu chứng GI do rượu đường gây ra, Tiến sĩ Hu cho biết việc cắt giảm lượng thức ăn và đồ uống làm từ chúng thường xuyên có thể khắc phục được vấn đề. Ông nói: Rượu đường thường được tìm thấy trong các sản phẩm không đường hoặc ít carb, vì vậy hãy chú ý đến nhãn thực phẩm. Bởi vì các loại rượu đường khác nhau có thể có tác dụng khác nhau, nên việc xác định các loại rượu đường cụ thể gây ra tác dụng phụ về đường tiêu hóa có thể hữu ích.

4. Rượu đường có gây nguy hiểm cho sức khỏe không?

Những rủi ro sức khỏe lâu dài có thể có của rượu đường vẫn đang được khám phá. Một nghiên cứu quan sát năm 2023 đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng erythritol như một chất làm ngọt bổ sung và các biến cố về bệnh tim mạch, chẳng hạn như đột quỵ và đau tim, ở những người mắc bệnh tim hoặc những người có các yếu tố nguy cơ như đái tháo đường và tăng huyết áp. Tuy nhiên, những phát hiện này chưa được xác nhận trong các nghiên cứu tiếp theo.

Tiến sĩ Hu cho biết: Rượu đường là một lựa chọn thay thế lành mạnh hơn cho đường vì hàm lượng calo thấp hơn và giảm phản ứng đường huyết, đây là tác động của thực phẩm đối với lượng đường trong máu. Mặc dù vậy, chúng cũng có những nhược điểm tiềm ẩn, đặc biệt đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm, vì vậy tốt nhất nên tiêu thụ chúng ở mức độ vừa phải như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh tổng thể.

Tham khảo biểu đồ phân tích một số loại rượu đường

Rượu đườngCalo/GamVị ngọt so với SucroseThực phẩm
Sorbitol2.650% đến 70%Kẹo cứng và mềm không đường, kẹo cao su, mứt có hương vị và thạch phết, thực phẩm đông lạnh và đồ nướng.
manitol1.650% đến 70%Kẹo cao su, kẹo cứng và mềm, mứt có hương vị và thạch phết, bánh kẹo và kem phủ.
Xylitol2.4100%Kẹo cao su, kẹo cứng và dược phẩm.
Erythritol0,260% đến 80%Bánh kẹo và các sản phẩm nướng, kẹo cao su và một số đồ uống.
Isomalt2.045% đến 65%Kẹo cứng và mềm, kem, kẹo bơ cứng, kẹo mềm, kẹo mút, bánh xốp và kẹo cao su.
Lactitol2.030% đến 40%Sôcôla, bánh quy và bánh ngọt, kẹo cứng và mềm, và món tráng miệng từ sữa đông lạnh.
Thủy phân tinh bột hydro hóa (HSH)3.025% đến 50%

Thực phẩm và kẹo không đường và thực phẩm ít calo.
Maltitol2.190%Sôcôla không đường, kẹo cứng, kẹo cao su, đồ nướng và kem.
Chất làm ngọt nhân tạo gây tranh cãi trong nhiều thập kỷ có những ưu và nhược điểm gì?Chất làm ngọt nhân tạo gây tranh cãi trong nhiều thập kỷ có những ưu và nhược điểm gì?

SKĐS - Lâu nay, chất làm ngọt nhân tạo được coi là một giải pháp cho những người thích ăn ngọt và không muốn lượng calo dư thừa từ đường tinh luyện hoặc các chất làm ngọt tự nhiên. Vậy chất làm ngọt nhân tạo là gì, có ưu và nhược điểm ra sao?

Xem thêm video đang được quan tâm:

9 siêu thực phẩm đẩy lùi lão hoá.

Hoàng Nam
Ý kiến của bạn