Trước khi đi sâu vào tác nhân rượu bia và thuốc lá, cùng điểm lại những nguyên nhân gây bệnh hen suyễn mà không phải ai cũng biết.
Căn nguyên sinh hen
Hen phát triển và kéo dài dưới sự tương tác giữa yếu tố di truyền và môi trường. Khi mắc hen phế quản, đường thở bị viêm mạn tính, khi gặp phải những yếu tố bất lợi của môi trường có thể gây ra tình trạng phù nề, tăng tiết dịch, co thắt cơ trơn đường thở làm khởi phát các cơn hen cấp tính. Các yếu tố sau đây được cho là có nguy cơ cao làm cơn hen tái phát hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh đang có diễn tiến cấp tính ở người mắc hen phế quản:
- Các bệnh nhiễm khuẩn - thường gặp là cảm lạnh/cúm do virus, cũng có thể do vi khuẩn (viêm xoang nhiễm khuẩn và/hoặc viêm phổi).
- Dị ứng – chẳng hạn bụi, phấn (từ cỏ, cây và hoa dại), nấm mốc, động vật hoặc thức ăn.
- Tập luyện hoặc hoặc hoạt động thể lực - đặc biệt chạy trên 5 phút.
- Buổi tối - hầu hết bệnh hen phế quản hay chuyển biến nặng hơn vào buổi tối
- Khói thuốc - khói từ thuốc lá (thuốc lá, xì gà, thuốc lào), lò sưởi, lò đốt gỗ, nhang và/hoặc vỉ nướng thịt.
- Hơi kích thích/ hóa chất - sơn, nước hoa, chất tẩy rửa và bất cứ thứ gì nặng mùi
- Thời tiết - Không khí lạnh và thay đổi thời tiết (thay đổi nhiệt độ và/hoặc độ ẩm).
- Căng thẳng/Cảm xúc - cảm xúc không gây ra hen phế quản, tuy nhiên ở một số người nhạy cảm có thể xuất hiện cơn hen.
- Trào ngược acid (ợ nóng) – Dịch acid từ dạ dày.
Khi tiếp xúc thường xuyên với các dị nguyên này, những người có cơ địa dị ứng hoặc tiền sử trong gia đình có người mắc các bệnh dị ứng sẽ có nguy cơ cao mắc hen phế quản. Ở những bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc hen thì việc tiếp xúc với dị nguyên có thể làm tăng nặng tình trạng bệnh, cơn hen khởi phát thường xuyên và khó kiểm soát.
Vậy những đồ uống có cồn như rượu bia có gây ra các triệu chứng hen phế quản hay không?
Theo một nghiên cứu lớn được xuất bản năm 2000 từ Úc với hơn 350 người tham gia về tác nhân gây dị ứng liên quan đến rượu cho kết quả như sau:
- 33% cho biết rượu đã khiến cho họ lên cơn hen phế quản ít nhất 2 lần
- Rượu vang có liên quan đặc biết đến tình trạng dị ứng trong hen phế quản
- Những triệu chứng hen phế quản chủ yếu xảy ra khoảng 1 giờ sau khi uống rượu
Theo một số nghiên cứu thì rượu vang là tác nhân phổ biến nhất gây ra các triệu chứng hen phế quản nhất, bên cạnh đó là rượu vang trắng, rượu vang đỏ, rượu táo, bia. Các loại rượu mạnh như gin hay vodka lại được coi là “thân thiện với hen phế quản” hơn do có ít histamine và ít sulfite hơn.
Vậy histamine và sulphites là gì? Hầu hết các loại rượu đều có chứa histamine và sulfite. Hai thành phần này có thể khiến cho tình trạng bệnh hen phế quản trở nên nặng nề hơn, cụ thể:
· Histamine: đây là sản phẩm do các vi khuẩn và nấm men tạo ra khi lên men rượu, chúng có khả năng gây ra hiện tượng dị ứng nhất là trên các bệnh nhân mắc hen phế quản dị ứng. Histamine có nồng độ cao đặc biệt là trong rượu vang
· Sulfite: đây là thành phần được sử dụng trong các loại thực phẩm và đồ uống như một chất bảo quản. Sulfite được sử dụng trong rượu bia để ngăn chặn chúng tiếp tục lên men trong chai. Có khoảng 10% bệnh nhân hen phế quản có nhạy cảm với phụ gia này dẫn đến tình trạng lên các cơn hen cấp tính và tình trạng thở khò khè, khó thở…
Rượu vang có chứa hàm lượng histamine cao dẫn đến tăng nguy cơ xảy ra cơn hen phế quản cấp tính ở người bệnh (ảnh minh họa)
Ngoài ra một số nghiên cứu khác còn chỉ ra rằng với những người uống rượu nhiều hơn lượng khuyến nghị hàng tuần có thể trở nên nhạy cảm với các tác nhân gây hen phế quản khác như phấn hoa.
Rượu cũng gián tiếp góp phần gây ra các triệu chứng hen phế quản. Nguyên nhân là do căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây ra hen phế quản, một số người khi căng thẳng thường sử dụng rượu bia để giải tỏa tuy nhiên tác dụng thì hoàn toàn ngược lại, căng thẳng càng tăng cao và khiến tình trạng hen phế quản càng nặng nề.
Vậy làm thế nào để giảm nguy cơ hen phế quản do uống rượu bia gây ra, cách đơn giản nhất là tránh nó hoàn toàn hoặc ít nhất là sử dụng trong một liều lượng phù hợp hoặc các loại rượu có hàm lượng sulfite thấp.
Thuốc lá ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh hen phế quản
Khói thuốc từ xì gà, thuốc lá có thể gây hại cho cơ thể bạn theo rất nhiều cách khác nhau và đặc biệt là gây hại nghiêm trọng cho phổi của người hen phế quản. Khói thuốc lá chính là tác nhân mạnh mẽ gây ra những cơn hen phế quản ở bệnh nhân hen.
Việc hít nhiều khói thuốc lá dù là trực tiếp hay gián tiếp do hít phải từ người khác khiến cho bụi và chất nhầy tích tụ trong đường thở, dẫn đến tăng các triệu chứng về hen phế quản. Thậm chí đối với người hút thuốc lá “thụ động” (tức không trực tiếp hút thuốc mà bị hít khói thuốc từ người khác) còn có thể bị ảnh hưởng nặng nề hơn với người hút thuốc thật sự do khói thuốc lá tỏa ra khi hút thuốc chứa nhiều chất độc hại hơn (hắc ín, carbon monoxide , nicotine và các loại khác) so với khói mà người hút thuốc hít vào.
Khi bị hút thuốc lá thụ động, người đã mắc hen phế quản có khả năng bị khò khè, ho và khó thở do khói thuốc.
Hít phải khói thuốc lá thậm chí từ người khác cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng hen phế quản của bạn đặc biệt là trẻ nhỏ (ảnh P/H)
Đặc biệt đối với trẻ em, sự độc hại của khói thuốc còn lớn hơn nhiều so với người lớn. Khi tiếp tục với khói thuốc lá, phổi của trẻ nhỏ bị kích thích và tiết ra nhiều chất nhầy hơn so với bình thường, do đường thở của trẻ nhỏ hơn, chưa hoàn thiện như người lớn nên rất dễ bị ảnh hưởng đến chức năng phổi sau này.
Nghiên cứu cho thấy con cái của cha mẹ hút thuốc có khả năng bị nhiễm trùng phổi và xoang cao, từ đó dẫn đến các cơn hen phế quản xảy ra một cách nặng nề và khó kiểm soát hơn.
Điều này cũng đúng với các bà mẹ đang mang thai. Con của những bà mẹ hút thuốc trong thai kỳ có nhiều khả năng gặp vấn đề về phổi và có nguy cơ mắc hen phế quản cao gấp 10 lần. Hút thuốc trong khi mang thai cũng có liên quan đến trẻ sơ sinh nhẹ cân , sinh non và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh hết sức nguy hiểm.
Vậy làm thế nào để giảm thiểu ảnh hưởng do hút thuốc lá đến tình trạng hen phế quản của bạn và người thân? Nếu bạn là người trực tiếp hút thuốc, không còn cách nào khác là từ bỏ ngay thuốc lá, điều đó không chỉ tốt cho tình trạng hen phế quản mà còn tốt cho sức khỏe của bạn.
Trong trường hợp bạn đang phải hít khói thuốc từ người khác, hãy ngăn họ sử dụng thuốc lá trong nhà bạn, đặc biệt là không cho trẻ em tiếp xúc với khói thuốc bởi ảnh hưởng của khói thuốc đối với trẻ nhỏ là vô cùng nặng nề.
Tham khảo thêm tư vấn bệnh hen suyễn qua hotline (miễn phí): 1800 545435
Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát. Thành phần chính gồm ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp. Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn. Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml. Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần. Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG. Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội). Liên hệ 1800 545435. Thông tin tại website hoặc facebook. Sản phẩm này là THUỐC ĐIỀU TRỊ đã được Bộ Y tế cấp phép, có tác dụng tương đương thuốc dự phòng Tây y, không phải thực phẩm chức năng. Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. |