Trà chanh thứ nước giải nhiệt cực đã. Thức uống thanh nhiệt này được rất nhiều người ưa chuộng, nhất là giới trẻ. Tuy nhiên, vì lợi ích kinh doanh, muốn thức uống đẹp mắt, ngon miệng mà giá thành lại rẻ là tiêu chí cạnh tranh, hút khách mà chủ quán có thể dùng những nguyên liệu rẻ tiền như: Ở một số cửa hàng bán nước giải khát, người ta sử dụng trà vụn, chanh hóa học mà người bán hàng gọi là chanh tinh luyện, đường hóa học và tinh dầu nhài để chế ra trà chanh.
Tinh chất chanh và siro không rõ nguồn gốc.
Với các loại tinh chất là hàng trôi nổi, không nhãn mác có các tạp chất còn tồn tại trong đó, khi dùng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, cao nhất có thể dẫn đến sỏi thận hoặc ung thư.
Trà đá
Trà đá, tuy rẻ nhưng cũng có thể được pha bằng các loại bột hương liệu.
Chỉ với 2000-3000 đồng là bạn đã có một cốc trà đá mát lạnh. Tuy rẻ nhưng thức uống này cũng có thể được pha chế bằng bột hương liệu tạo mùi, tạo màu, tạo vị cùng với nước lã, đá bẩn,… chứa các chất độc hại, vi trùng vi khuẩn, ảnh hưởng lớn đến thận, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa của bạn. Thậm chí khi chúng có tỉ lệ nhiễm vi khuẩn E.coli - một loại vi khuẩn chứa trong phân. Khi sử dụng chúng với tỷ lệ cao sẽ khiến bạn bị ngộ độc.
Trà sữa trân châu
Thức uống này rất được các bạn trẻ ưa chuộng và đã làm mưa làm gió trên thị trường nhiều năm nay. Trước đây, các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh khá nhiều về việc trà sữa trân châu của Đài Loan có chứa chất gây suy thận (axít maleic). Dù cơ quan chức năng VN cũng khẳng định, chưa cấp phép cho loại sản phẩm dạng bột làm trà sữa trân châu của Đài Loan nhưng trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều nguyên liệu pha chế loại đồ uống này không rõ nguồn gốc.
Nhiều chủ quán tiết lộ, các loại trân châu trong trà sữa hoặc các loại chè chủ yếu được nhập từ nước ngoài (nhiều loại trân châu đen xuất xứ Trung Quốc) hoặc lấy mối từ các cơ sở gia công. Cùng với nhiều chất tạo màu, tạo mùi khác để pha chế nên một cốc trà sữa. Bạn hãy cảnh giác khi dùng loại nước uống này.
Chè
Món khoái khẩu này là món ăn được nhiều người yêu thích từ người lớn đến trẻ nhỏ. Không chỉ đơn thuần là đậu, khoai, chuối, ngô,… mà những cốc chè Thái, chè Sing, chè thập cẩm còn có đày đủ các gia vị khác như rau câu, siro, mứt, trân châu,…
Cốc chè trở nên bắt mắt nhưng thực chất chúng thường được làm từ những nguyên liệu hóa học, phẩm màu, tạp chất không rõ nguồn gốc rất mất vệ sinh.
Những nguyện liệu giúp món chè trở nên hấp dẫn hơn này được bày bán rất nhiều ở các khu chợ đầu mối với số lượng lớn, được đựng trong những túi nilon to lỏng lẻo, không có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ.
Với những món chè thông thường làm bằng nguyên liệu thiên nhiên sẽ có mùi dịu nhẹ, ngọt thanh. Nhưng với những loại chè được dùng từ những nguyên liệu chứa nhiều hóa chất, phẩm màu thì chúng thường có mùi thơm và vị ngọt hắc, ăn xong có thể sẽ cảm thấy đắng lưỡi hay lợm giọng. Do đó, hãy cảnh giác với những món chè hè phố. Nếu có thời gian bạn nên tự tay nấu chè tại nhà cho cả gia đình cùng ăn để đảm bảo an toàn thực phẩm, sức khỏe của gia đình.
Kem
Mùa hè, các loại kem que, kem túi, kem ốc quế,… với giá từ 3.000-5.000 đồng được phục vụ ngay ở các cổng trường, vỉa hè, góc chợ... Những loại kem rẻ tiền này thường được sản xuất với nước bẩn, hóa chất tạo màu, tạo mùi vị, bột làm kem không nguồn gốc, nhãn mác...
Rất nhiều mẫu kem đã được kiểm tra và xét nghiệm cho kết quả có chứa chất adao – một loại keo được dùng trong xây dựng. Adao sẽ giúp kem cứng, lâu tan chảy hơn.
Dừa xiêm
Dừa xiêm được tẩy trắng bằng hóa chất.
Nhiều quán bán dừa xiêm sử dụng một loại bột màu trắng, mịn như bột mì để làm trắng quả dừa. Hòa bột này với nước và ngâm dừa khoảng 2 phút thì những trái dừa không bị thâm đen, màu trắng của trái dừa được giữ trong nhiều ngày.
Chanh muối
Chanh muối là một loại nước giải khát rất được yêu thích. Tuy nhiên, có rất nhiều loại chanh muối được sử dụng công nghệ tẩy trắng siêu tốc, ngâm hóa chất độc hại tại những cơ sở sản xuất cực bẩn.
Chanh muối được ngâm vào các thùng phuy ngay cạnh cống bẩn.
Một số cơ sở sản xuất, chế biến chanh muối từng bị phát hiện với tình trạng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chanh muối được ngâm vào những chiếc thùng phuy sắt to, đã có dấu hiệu gỉ sét, những chiếc thùng đó còn được dựng ngay sát những chiếc cống bẩn, đầy rác thải. Những người công nhân thường xuyên dùng tay trực tiếp, không có găng tay hay dụng cụ vệ sinh hỗ trợ để vớt chanh và rắc muối, mới chỉ nhìn thôi đã biết là vô cùng mất vệ sinh.
Chanh muối ngâm theo quy trình tự nhiên (trái) và chanh muối ngâm tẩm hóa chất tẩy trắng (phải) có màu sắc khác hẳn nhau.
Ngoài vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, một số cơ sở còn sử dụng hóa chất tẩy trắng cho chanh. Cả một thùng đầy chanh chỉ cần một thìa bột tẩy trắng. Loại bột này khi cho vào nước ngâm chanh, sẽ làm vỏ chanh trắng, mềm, dễ ngấm muối chỉ trong khoảng nửa tiếng là xong. Còn thời gian để ngâm một lọ chanh muối theo cách bình thường sẽ mất khá lâu thời gian, có khi đến cả tháng. Với cách ngâm hóa chất thế này, vừa tiết kiệm thời gian, mà chanh lại được bảo quản thoải mái, không sợ hỏng hay mốc.
Hà Anh (tổng hợp)