Rụng tóc là hiện tượng thường gặp ở một số thời điểm trong cuộc đời con người hoặc một số đối tượng nhất định nhưng khi bạn rụng hơn 50-100 sợi tóc mỗi ngày một cách tự nhiên thì đó là một vấn đề. Kể cả khi bạn đã trải qua quy trình cấy tóc, điều quan trọng là phải phân biệt rõ ràng giữa rụng bình thường và rụng sau quá trình cấy tóc.
Nguyên nhân gây rụng tóc khác nhau tùy thuộc vào một số yếu tố, bao gồm di truyền (thường là nguyên nhân gây ra chứng hói đầu hoặc rụng tóc), bệnh tật (chẳng hạn như bệnh tuyến giáp) và các loại thuốc mọi người có thể đang dùng.
Nguyên nhân gây rụng tóc khác nhau tùy thuộc vào một số yếu tố.
Để xoa dịu nỗi lo của bạn xung quanh việc tóc rụng sau quy trình cấy tóc, Tiến sĩ Pradeep Sethi, chuyên gia về tóc và bác sĩ phẫu thuật phục hồi tóc (Mumbai) có những chia sẻ tỉ mỉ: ‘Các yếu tố như căng thẳng, tiếp xúc với hóa chất hoặc tia UV, hút thuốc và uống rượu cũng có thể đóng một vai trò trong việc kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng rụng tóc’.
Nguyên nhân khiến rụng tóc trước và sau khi cấy tóc
1. Rụng tóc kiểu phụ nữ: Tình trạng này tương tự như những gì gặp phải ở nam giới và cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc ở phụ nữ. Nó cũng là kết quả của việc giảm lượng tóc. Tuy nhiên, nam giới có xu hướng bị rụng tóc ở phần chân và đỉnh tóc trước trán. Ngược lại, phụ nữ thường giữ lại phần chân tóc phía trước và thay vào đó là mất mật độ từ một đến hai phần ba da đầu ở phía trước.
Phụ nữ thường bị rụng nhiều tóc khoảng một đến hai phần ba da đầu ở phía trước.
2. Rụng tóc kiểu nam giới: Hói đầu là dạng rụng tóc phổ biến nhất ở nam giới. Một loại hormone gọi là DHT khiến các nang tóc thu nhỏ lại. Cuối cùng, chúng trở nên nhỏ đến mức không có sợi tóc nào có thể mọc trên chúng.
3. Rụng tóc trước khi cấy tóc: Tóc trải qua một chu kỳ tăng trưởng và rụng tóc được tạo thành từ các giai đoạn anagen, catagen và telogen. Chu kỳ này là hoàn toàn ngẫu nhiên và số lượng tóc khác nhau có thể ở bất kỳ giai đoạn nào trong các giai đoạn này tại bất kỳ thời điểm nào.
Giai đoạn anagen còn được gọi là giai đoạn hoạt động của tóc và kéo dài khoảng 2-6 năm. Trong giai đoạn này, tóc sẽ mọc khoảng 1cm sau mỗi 28 ngày. Giai đoạn catagen được gọi là 'giai đoạn chuyển tiếp', kéo dài trong 2-3 tuần.
Tại bất kỳ thời điểm nào, khoảng 3% tổng số tóc ở trong giai đoạn này. Giai đoạn telogen, hay còn được gọi là giai đoạn 'nghỉ ngơi', là lúc tóc rụng nhiều nhất. Khoảng 6-8% tất cả tóc có thể ở trong giai đoạn telogen và có thể tồn tại trong khoảng 100 ngày. Trong thời gian này, có tới 50-100 sợi tóc bị rụng.
Trong giai đoạn telogen có thể rụng 50-100 sợi tóc.
4. Rụng tóc sau khi cấy tóc: Quy trình cấy tóc là sự di chuyển và đặt từng sợi tóc có khả năng kháng di truyền từ vùng hiến tặng (nằm ở phía sau đầu) đến vùng da đầu bị rụng tóc. Các lỗ nhỏ được tạo ra - còn được gọi là ‘vết rạch đâm’ - trong đó các mảnh ghép riêng lẻ được đặt vào. Quy trình này gây căng thẳng cho da đầu và các phần tóc xung quanh, dẫn đến việc các mô ghép và tóc hiện có bị rụng tạm thời. Sự xuất hiện này được gọi là 'effluvium', đôi khi được gọi là mất sốc.
Bạn có thể nhận thấy hiện tượng rụng tóc sau khi cấy tóc từ 1-5 tuần. Tuy nhiên, một vài tháng sau, rụng tóc là một phần bình thường của quá trình phục hồi tóc và không phải là dấu hiệu của bất kỳ tổn thương vĩnh viễn nào đối với tóc. Dù khó tránh khỏi nhưng cũng chỉ là tạm thời. Tóc mới sẽ mất một chút thời gian để trưởng thành và sẽ phát triển với tốc độ khác nhau.
Bạn nên đội mũ khi ra ngoài trời.
Cách giảm rụng tóc sau khi cấy tóc
Một số loại thuốc có thể làm giảm rụng tóc sau cấy tóc, nhưng bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, bất cứ khi nào ra trời nắng, bạn cũng nên đội mũ để bảo vệ da đầu khỏi khói bụi, ánh nắng mặt trời và các tác nhân từ môi trường khác. Điều quan trọng là phải chọn một chiếc mũ không quá chật.