Rụng tóc do thiếu hụt vitamin và khoáng chất nào?

06-09-2024 14:31 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Tóc cần dinh dưỡng để phát triển, giúp tóc chắc khỏe, bóng mượt. Khi không được hấp thu dinh dưỡng đầy đủ, tóc sẽ dễ bị khô, xơ và dẫn đến gãy rụng.

Dấu hiệu nhận biết rụng tóc

Rụng tóc có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như quá trình lão hóa tự nhiên, stress, bệnh lý, tiếp xúc nhiều hóa chất… Bên cạnh đó, thiếu chất cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho mái tóc ngày càng yếu và rụng nhiều.

Tóc cần dinh dưỡng để phát triển, giúp tóc chắc khỏe, bóng mượt. Khi không được hấp thu dinh dưỡng đầy đủ, tóc sẽ dễ bị khô, xơ và dẫn đến gãy rụng.

Tóc cần dinh dưỡng để phát triển, giúp tóc chắc khỏe, bóng mượt. Khi không được hấp thu dinh dưỡng đầy đủ, tóc sẽ dễ bị khô, xơ và dẫn đến gãy rụng.

Các dấu hiệu nhận biết rụng tóc bao gồm:

  • Tóc mỏng đi: Khi vuốt tóc hoặc chải tóc, bạn sẽ nhận thấy lượng lớn tóc rụng và sờ thấy da đầu.
  • Xuất hiện các mảng hoặc điểm hói trên da đầu: Quanh da đầu xuất hiện các mảng tròn không có tóc, nhất là gần gáy, cho thấy tình trạng rụng tóc của bạn khá nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, da đầu ở những khu vực này đau hoặc ngứa khi tóc rụng.
  • Lùi đường chân tóc: Càng ngày tóc càng thụt lùi về phía sau và trán ngày càng cao.
  • Rụng tóc khi gội đầu: Khi gội đầu, nếu thấy cả búi tóc rụng thì cho thấy mái tóc của bạn đang gặp vấn đề thực sự nghiêm trọng.

Rụng tóc do thiếu hụt vitamin, khoáng chất nào?

Thiếu vitamin D

Vitamin D rất quan trọng trong việc hỗ trợ, nuôi dưỡng nang tóc khỏe mạnh. Thiếu hụt có thể dẫn đến rụng tóc hoặc tóc mọc mỏng hơn.

Thiếu sắt

Sắt là một khoáng chất thiết yếu tạo nên hemoglobin, một loại protein trong tế bào hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy từ phổi đến các mô trong cơ thể, bao gồm cả tóc.

Cơ thể sẽ luôn ưu tiên các chức năng thiết yếu, chẳng hạn như thở, vận động cơ bắp hơn là tóc đang phát triển. Nếu lượng sắt dự trữ của cơ thể thấp, các cơ quan này sẽ được ưu tiên sắt trước khi đến với tóc, ảnh hưởng đến sức khỏe của tóc.

Thiếu biotin

Hầu hết mọi người đều có đủ biotin trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, một số người có thể bị thiếu hụt do di truyền. Những người đang mang thai hoặc cho con bú cũng có thể có nguy cơ bị thiếu hụt chất này. Nếu bị thiếu hụt biotin, bạn có thể bị phát ban trên da, móng tay giòn và rụng tóc.

Thiếu axit folic (folate) và vitamin B12

Folate và B12 là hai loại vitamin B có thể kết hợp với nhau để hỗ trợ sức khỏe nang tóc. Cả hai đều tham gia vào quá trình sản xuất axit nucleic, đóng vai trò trong quá trình xây dựng protein - rất quan trọng đối với sự phát triển của tóc.

Thiếu vitamin D. Vitamin D rất quan trọng trong việc hỗ trợ, nuôi dưỡng nang tóc khỏe mạnh. Ảnh minh họa

Vitamin D rất quan trọng trong việc hỗ trợ, nuôi dưỡng nang tóc khỏe mạnh. Ảnh minh họa

Thiếu kẽm

Kẽm là một khoáng chất có vai trò trong hàng trăm chức năng của cơ thể. Một chức năng chính là giúp cơ thể chuyển hóa các chất dinh dưỡng khác, bao gồm cả những chất hỗ trợ sức khỏe của tóc. Thiếu kẽm có liên quan đến tình trạng hói đầu ở nam hoặc nữ (rụng tóc androgen). Nếu không có kẽm, rất nhiều chức năng của cơ thể không thể diễn ra, do đó bạn sẽ bị rụng tóc.

Thiếu vitamin C

Vitamin C hỗ trợ sức khỏe tóc bằng cách giúp bạn hấp thụ sắt từ thực phẩm. Nếu bạn bị thiếu sắt hoặc đang dùng thuốc bổ sung sắt, bạn phải đảm bảo bổ sung đủ vitamin C. Trái cây và rau quả, đặc biệt là ớt chuông, bông cải xanh, trái cây họ cam quýt, kiwi, dâu tây… đều là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào.

Thiếu vitamin B12

Vitamin B12 là một loại vitamin tan trong nước, giữ vai trò quan trọng trong việc sản sinh các tế bào hồng cầu giàu oxy. Các tế bào này giúp nuôi dưỡng các nang tóc của bạn. Sự thiếu hụt vitamin B12 có thể khiến tóc rụng và ức chế quá trình phát triển của các sợi tóc mới.

Ngoài rụng tóc, thiếu vitamin B12 đã được chứng minh là liên quan đến việc tóc bạc sớm. Chính vì thế, nếu bạn nhận thấy tóc rụng hoặc tóc bạc thì đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu vitamin B12.

Xem thêm video được quan tâm:

Tăng huyết áp, đái tháo đường cần tránh xa thực phẩm màu trắng nào? | SKĐS


BS. Vũ Khanh
Ý kiến của bạn