Hà Nội

Rùng rợn con đường phủ trắng mứt bẩn

17-01-2013 08:10 | Thời sự
google news

Ghé qua thôn Đông Lao, xã Đông La, Huyện Hoài Đức vào thời điểm giáp tết Quý Tỵ. Ngay đầu thôn cái mùi ngai ngái, hăng hăng của bí xanh, dừa, cà rốt... đã xông lên sặc sụa, lớp ố vàng cộng hình ảnh của những chú ruồi, nhặng đang tíu tít bên miếng bí. Chúng tôi không khỏi giật mình, bàng hoàng trươc cảnh tượngcon đường đầy mứt bí bẩn ở nơi này.

Ghé qua thôn Đông Lao, xã Đông La, Huyện Hoài Đức vào thời điểm giáp tết Quý Tỵ. Ngay đầu thôn cái mùi ngai ngái, hăng hăng của bí xanh, dừa, cà rốt... đã xông lên sặc sụa, lớp ố vàng cộng hình ảnh của những chú ruồi, nhặng đang tíu tít bên miếng bí. Chúng tôi không khỏi giật mình, bàng hoàng trước cảnh tượng con đường đầy mứt bí bẩn ở nơi này.

Con đường phủ trắng mứt bí 

Mứt bí được các hộ dân phơi trên các bãi cát, cạnh con đường giao thông, cứ  50m lại la liệt những tấm bạt phủ đầy mứt bí như vậy. Đó là còn chưa kể đến chó, mèo của những hộ dân xung quanh có thể phóng uế bất chứ lúc nào. Cát bụi mù mịt. Bên cạnh, là la liệt những thùng phuy chứa đầy nước pha với hóa chất làm trắng. Mùi tanh tanh, thum thủm, ngai ngái của bí ủng lâu ngày cộng với mùi hóa chất tẩy trắng đan xen vào nhau xông thẳng vào mũi đó là mùi đặc trưng của Đông La ngày giáp tết.
Rùng rợn con đường phủ trắng mứt bẩn 1
Con đường mứt đầy mứt bí ở thôn Đông Lao, xã Đông La (Hoài Đức, HN).
Hành trình đưa nguyên liệu đến con đường

Để có những mẻ mứt bí sơ chế tạo nên những “con đường trắng” này phải kể đến những công đoạn đầu tiên: Bí đao, ngô được mua xanh từ đâu không rõ nguồn gốc được mua về khoảng chục tấn cho 3-5 ngày sản xuất. Những nhân công từ : thợ xây, cắt tóc, đồng nát,… chưa qua tập huấn đều có thể dễ dàng làm được những công đoạn cắt gọt, bỏ vỏ và lấy ruột bí ra để tạo ra những miếng bí có độ dài khoảng 5 cm. Phần giữa của quả bí sẽ được chế tác thành mứt bí cao cấp. Rìa xung quanh để làm thành sản phẩm bán cho các chợ.

Sau đó bí được đem luộc trong các thùng lớn rồi vớt ra đem phơi rồi sẽ được đưa vào những thùng ngâm hóa chất nhằm làm trắng và giòn mứt. Khi được vớt ra mứt bí sẽ được tẩm ướp với đường hóa học, chất phụ gia để hấp dẫn người tiêu dùng và cạnh tranh với các loại mứt Tết Trung Quốc. Còn các loại mứt trái cây, mứt dừa xanh, đỏ, vàng lòe loẹt thì cũng dùng toàn phẩm màu công nghiệp mua ở chợ Long Biên. Cuối cùng, số mứt này được chuyển cho các đầu mối đã đặt sẵn và bỏ mối cho các tiểu thương ở chợ phân phối đi mọi miền Tổ Quốc tiêu thụ trong dịp Tết.

Đó là câu chuyện về món ăn hấp dẫn của người việt qua bàn tay sơ chế của người dân Đông La. Có lẽ, người tiêu dùng sẽ không bao giờ biết được sự thật về những con đường mứt bí bẩn hãi hùng ở nơi này.

Lại Thắng

Ý kiến của bạn