Để đánh giá mối liên hệ giữa AF và nguy cơ mất trí nhớ, các nhà khoa học đã theo dõi 2.685 tình nguyện viên trong 6 năm. Vào lúc bắt đầu nghiên cứu, các tình nguyện viên (có tuổi trung bình là 73) đã được kiểm tra và phỏng vấn cho thấy tất cả đều không có chứng mất trí ngay từ đầu, nhưng có 9% (243 người) bị AF. Trong quá trình nghiên cứu, 279 người khác bị AF. Đến cuối nghiên cứu, 300 người tham gia đã phát triển chứng mất trí. Trong số 2.163 tình nguyện viên không mắc AF thì có 10% phát triển chứng mất trí, 522 trường hợp mắc bệnh này thì có đến 23% phát triển chứng mất trí. Nguyên nhân gây ra tình trạng này được giải thích có thể do rung nhĩ làm giảm lưu lượng máu đến não và dẫn đến thiếu máu cục bộ não, từ đó làm gia tăng sự suy giảm nhận thức và cuối cùng là sự khởi phát của bệnh mất trí nhớ.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người mắc bệnh AF nhưng sử dụng thuốc chống đông máu có nguy cơ mất trí nhớ thấp hơn so với những người mắc bệnh này nhưng không dùng thuốc với tỷ lệ tương ứng là 11% và 22%. Nhưng thuốc chống đông lại có thể làm tăng nguy cơ chảy máu nên các nhà khoa học khuyến cáo bác sĩ cần cá nhân hóa liều lượng thuốc ngay khi bắt đầu điều trị bệnh.