Trong số này có khoảng 3-8% có một số triệu chứng trầm trọng gọi là rối loạn hoảng loạn hay rối loạn nặng tiền kinh nguyệt (PMPD = premenstrual disphoric disorder) với các triệu chứng kích thích, hoảng loạn, khó chịu, cáu giận, đối kháng, chỉ trích (thường với người gần gũi), căng thẳng lo âu, thờ ơ (với người khác, với các hoạt động hay các mối quan hệ), có cảm giác buồn bã hay tuyệt vọng sâu sắc, khóc lóc, mệt mỏi, tính khí thay đổi, khó tập trung, rối loạn giấc ngủ, nổi bật là các biểu hiện trầm cảm.
Đối với rối loạn tiền kinh nguyệt nặng có thể dùng một số thuốc sau:
Nhóm thuốc ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin (SSRI )
Không được dùng chung SSRI với thuốc chống trầm cảm IMAO (vì tương tác này gây độc), thuốc ngủ diazepam (vì fluoxetin làm chậm sự thanh thải của diazepam, tăng nồng độ diazepam máu, gây độc)...
L-tryptophan
L-tryptophan là acid-amin, một tiền chất để tạo ra serotonin (yếu tố quyết định trạng thái) và melatonin (một yếu tố gây ngủ). Dùng L-tryptophan là gián tiếp dùng serotonin (yếu tố làm giảm các triệu chứng trầm cảm). Một số thực phẩm giàu L-tryptophan, tính trong 100g thực phẩm thì trứng khô có1g, tảo khô có 0,93g, thịt bò, thịt lợn có 0,25g, thịt cá hồi có 0,22g. Dùng L-tryptophan không hiệu quả nhanh như dùng SSRI và đòi hỏi dùng một lượng lớn.
Vitamin B6
Vitamin B6 có tác động trên tiền đình, được chứng minh là làm giảm một số triệu chứng của rối loạn tiền kinh nguyệt nặng.
DS.Bùi Văn Uy