Hà Nội

Rối loạn tiền đình - làm sao cho khỏi rối?

08-01-2021 14:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Rối loạn tiền đình là một hội chứng tiền đình gặp ở mọi lứa tuổi khác nhau, làm rối loạn chức năng giữ thăng bằng của cơ thể, làm cho người bệnh thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai và mất ngủ… làm ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt, công việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Làm cách nào để cải thiện tình trạng này hiệu quả?

Rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình là một hệ thống thần kinh, nằm ở phía sau hai bên ốc tai, có chức năng giữ cân bằng cho cơ thể khi hoạt động, di chuyển, xoay người, …Khi cơ thể người có sự vận động, chuyển hướng, thay đổi độ cao, thay đổi góc nhìn thì hệ thống tiền đình cũng sẽ điều chỉnh phù hợp để giữ cho cơ thể ở trạng thái cân bằng, không bị ngã.

Ảnh minh họa

ThS.BS Vũ Văn Lực, Nguyên bác sĩ đa khoa Bệnh viện Hà Thành cho biết, rối loạn tiền đình là một bệnh lý gây ra do tình trạng dẫn truyền xung động, dẫn truyền thông tin đến tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn hoặc các mạch máu nuôi dưỡng cho não bị tổn thương và không cung cấp đủ máu cho các bộ phận tế nào não hoạt động, đặc biệt bộ phận tiền đình không đủ máu, cung cấp máu, oxy hoạt động.

Rối loạn tiền đình nếu như trước đây chỉ gặp ở độ tuổi trung niên trở lên hoặc người tiền mãn kinh hay mãn kinh thì giờ đây rối loạn tiền đình có thể gặp ở những người trẻ mới 20 tuổi đã mắc rối loạn tiền đình hay những người ngoài 30 tuổi trở ra đã mắc rối loạn tiền đình.

Biểu hiện rối loạn tiền đình điển hình là chóng mặt, khi nhìn thấy nhà hoặc cây cối bị nghiêng ngã, ngoài ra còn choáng váng, tối sầm mặt mày. Vì những biểu hiện như vậy nên người bệnh sẽ không đi lại được hoặc đi lại rất dễ bị ngã và mất định hướng về không gian.

Biểu hiện nữa của rối loạn tiền đình là rối loạn thị lực, hoa mắt, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng, ù tai, đau đầu, buồn nôn, nôn, …Hơn nữa làm cho nhận thức, tâm lý người bệnh thay đổi, lo lắng thái quá, khó tập trung và giảm sự chú ý.

Rối loạn tiền đình có thể khiến nằm liệt nếu không xử lý kịp thời

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn tiền đình, có thể kể đến những nguyên nhân rất điển hình như:

- Thoái hóa đốt sống cổ, chèn ép mạch sống nền, xơ vữa mạch sống nền làm giảm lưu lượng máu.

- Tổn thương dây thần kinh như viêm dây thần kinh do vi rút hay nhiễm độc thần kinh.

Tùy theo mức độ rối loạn tiền đình nặng hay nhẹ nếu chủ quan không khám và xử lý kịp thời sẽ để lại những hậu quả khó lường. Rối loạn tiền đình ở mức nhẹ chỉ thoáng qua những cơn hoa mắt, chóng mặt, có thể tự khỏi. Thế nhưng rối loạn tiền đình kéo dài sẽ gây nên tình trạng không đi được, ngã, chấn thương, gãy xương, thậm chí chấn thương sọ não. Mức độ nặng hơn không đi lại được, nằm liệt giường, cần người chăm sóc.

Hậu quả nặng nề nhất của rối loạn tiền đình dó là có thể dẫn đến nguy cơ nhồi máu não do giảm lưu lượng máu lên não và có thể dẫn đến tàn phế, tức là liệt nửa người hay thậm chí là tử vong. Đó là những hậu quả chúng ta có thể gặp khi không khám và xử lý kịp thời bệnh rối loạn tiền đình.

Khắc phục rối loạn tiền đình – muốn hiệu quả phải theo nguyên tắc

Xử lý rối loạn tiền đình hay hội chứng tiền đình phải theo nguyên tắc chung, đầu tiên chúng ta phải khắc phục triệu chứng kết hợp với xử lý nguyên nhân.

Khắc phục triệu chứng dựa trên các biểu hiện của triệu chứng mắc phải, chẳng hạn như:biểu hiện hoa mắt chóng mặt phải khắc phục hoa mắt chóng mặt;biểu hiện nôn, buồn nôn thì khắc phục nôn, buồn nôn;biểu hiện đau đầu thì khắc phục đau đầu, …Tức là tùy theo người bệnh có triệu chứng gì thì chúng ta khắc phục triệu chứng đó.

Bác sĩ Lực nhấn mạnh, hội chứng tiền đình hoàn toàn có thể đẩy lùi được, nếu như chúng ta tìm được nguyên nhân của nó và xử lý theo nguyên nhân. Tiếp đến hỗ trợ giúp duy trì kết quả cũng như dự phòng tái phát.

Trong quá trình đó, người bệnh cần có chế độ ăn uống đầy đủ, nhất là những người có thể trạng gầy, những người ăn kiêng khem, cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vận động thể dục thể thao tăng lưu thông máu và tăng sức mạnh thể lực, qua đó giúp cải thiện tốt triệu chứng rối loạn tiền đình.

Một điều quan trọng trong quá trình hỗ trợ là sử dụng thuốc hoặc các thực phẩm, sản phẩm hỗ trợ, bổ sung chuyên biệt có thành phần tăng lưu thông máu như Ginkgobiloba hỗ trợ tăng lưu thông máu, tăng tuần hoàn máu não, cải thiện tốt triệu chứng rối loạn tiền đình và tốt hơn khi kết hợp với thành phần vitamin nhóm B như tiền Vitamin B1(Fursultiamine), Cao Blueberry và Chondroitin, tạo thành 4 dưỡng chất quan trọng, có tác dụng hiệp đồng với nhau, hỗ trợ đẩy lùi và dự phòng rối loạn tiền đình.

ThS.BS Vũ Văn Lực, Nguyên bác sĩ đa khoa Bệnh viện Hà Thành phân tích tác dụng của 4 dưỡng chất Ginkgobiloba, Fursultiamine (tiền vitamin B1), Cao Blueberry, Chondroitin khắc phục rối loạn tiền đình.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm chứa thành phần Ginkgobiloba, nếu đơn thuần chỉ có Ginkgobiloba thì sẽ không phát huy đầy đủ tác dụng khắc phục rối loạn tiền đình mà phải có thêm những thành phần khác nữa như Fursultiamine, Cao Blueberry, Chondroitin thì mới nâng cao hiệu quả tác dụng Ginkgobiloba cũng như hiệu quả chống oxy hóa, hỗ trợ tăng cường dẫn truyền xung động thần kinh, qua đó hỗ trợ và dự phòng bệnh rối loạn tiền đình tốt hơn.


Tìm hiểu cách phòng và điều trị các bệnh lý khác dưới sự tư vấn của các chuyên gia, bác sĩ tại: https://bacsituvan.vn/

GPQC số: 01623/2017/ATTP-XNQC

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh


Ý kiến của bạn