Rối loạn nội tiết tố: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

11-05-2024 06:54 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Rối loạn nội tiết tố (hay rối loạn nội tiết) có khả năng xảy ra ở cả nam và nữ trong bất kỳ lứa tuổi nào. Ngoài tuổi tác thì một số thói quen thường gặp là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ rối loạn nội tiết, tình trạng này còn có thể do nhiều bệnh lý khác gây ra.

Các bệnh thường gặp do rối loạn nội tiết, chuyển hóaCác bệnh thường gặp do rối loạn nội tiết, chuyển hóa

SKĐS - Hệ thống nội tiết làm nhiệm vụ sản xuất ra các hormone. Hormone có vai trò đặc biệt quan trọng góp phần vào quá trình điều hòa hầu hết các chuyển hóa trong cơ thể như điều hòa nhiệt độ, cân bằng cơ thể khi có stress, điều hòa đường huyết…

1. Nguyên nhân của rối loạn nội tiết tố

Hệ thống nội tiết trong cơ thể con người là một mạng lưới chứa các tuyến sản xuất và giải phóng hormone, có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, sự tăng trưởng và phát triển, chức năng tình dục và tâm trạng của cơ thể. Đặc biệt, hệ thống này còn có "nhiệm vụ" kiểm soát nhiều chức năng quan trọng, trong đó có chức năng chuyển hóa năng lượng giúp các tế bào và các cơ quan trong cơ thể hoạt động, vận hành.

Rối loạn nội tiết tố có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó rối loạn chức năng bắt nguồn từ chính tuyến nội tiết ngoại biên như tuyến giáp, tuyến thượng thận, buồng trứng, tinh hoàn… (còn gọi là rối loạn nguyên phát).

Rối loạn thứ phát bắt nguồn từ tuyến yên và vùng hạ đồi, gây ức chế hoặc kích thích quá mức tuyến nội tiết ngoại biên.

Nguyên nhân hiếm gặp hơn là do đáp ứng bất thường của các cơ quan đích với các hormone nội tiết (thường gây suy giảm chức năng).

Các rối loạn có thể dẫn đến tăng sản xuất hormone gây cường chức năng hoặc giảm sản xuất hormone gây suy chức năng.

Rối loạn nội tiết tố nữ thường là do các nguyên nhân sau đây:

  • Mãn kinh sớm.
  • Ung thư buồng trứng.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Hội chứng suy buồng trứng sớm.
  • Thay đổi hormone hoặc uống thuốc tránh thai.

Rối loạn nội tiết tố ở nam giới:

Nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết ở nam giới thường là do ung thư tuyến tiền liệt hoặc suy chức năng tuyến sinh dục nam do hormone testosterone thấp.

Rối loạn nội tiết tố: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 2.

Rối loạn nội tiết tố có khả năng xảy ra ở cả nam và nữ trong bất kỳ lứa tuổi nào.

2. Biểu hiện rối loạn nội tiết tố

Để nhận biết bệnh rối loạn nội tiết, mọi người có thể dựa vào những dấu hiệu như:

  • Cơ thể luôn trong trạng thái áp lực, căng thẳng, mệt mỏi, buồn chán và thi thoảng có những suy nghĩ tiêu cực.
  • Mất cân bằng nội tiết khiến cho da tiết nhiều dầu, làm tắc lỗ chân lông, gây ra nhiều mụn.
  • Ham muốn tình dục bị giảm sút.
  • Rối loạn nội tiết ở nam giới gây ra rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, mãn dục sớm, mức độ tập trung kém, cơ bắp lỏng lẻo, lông tay và lông chân thưa thớt…
  • Rối loạn nội tiết ở nữ giới dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, liên tục mắc các bệnh phụ khoa, huyết áp tăng cao bất thường, rậm lông…

3. Ai dễ mắc rối loạn nội tiết tố?

Rối loạn nội tiết tố hay rối loạn nội tiết có khả năng xảy ra ở cả nam và nữ trong bất kỳ lứa tuổi nào. Ngoài tuổi tác thì một số thói quen thường gặp là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ rối loạn nội tiết, tình trạng này còn có thể do nhiều bệnh lý khác gây ra.

Trong đó một số bệnh lý cũng có thể dẫn đến rối loạn nội tiết tố nữ và rối loạn nội tiết tố nam như:

  • Tiểu đường type 1 và 2.
  • Khối u trong tuyến yên.
  • Bướu cổ do thiếu i ốt.
  • Viêm tụy di truyền.
  • Suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém).
  • Cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Tăng đường huyết (sản xuất glucagon quá mức)... sẽ gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố.

4. Phòng bệnh rối loạn nội tiết tố

Chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh mất cân bằng nội tiết tố nhờ những thay đổi trong thói quen sinh hoạt:

  • Đảm bảo chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ưu tiên bổ sung các thực phẩm cần thiết giúp cân bằng nội tiết tố như đậu nành, cà rốt, khoai tây, rau diếp…
  • Tăng cường thực phẩm giàu chất béo không bão hòa như dầu ô liu, dầu cải, dầu lạc, quả bơ…
  • Bổ sung các các axit béo như Omega-3, 6 từ thực phẩm từ cá thu, cá hồi, dầu bắp, đậu nành…
  • Uống đủ nước mỗi ngày (1,5 – 2 lít) bao gồm cả nước lọc, canh rau và các loại nước ép rau quả tươi.
  • Ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm sạch và có nguồn gốc rõ ràng.
  • Tránh xa rượu, bia, cà phê, thuốc lá… và các chất kích thích.
  • Xây dựng chế độ làm việc – nghỉ ngơi cân đối.
  • Tập luyện thể thao hằng ngày, ưu tiên các bài vận động nhẹ nhàng, phù hợp với thể lực như đi bộ, yoga, đạp xe…
  • Ngủ đủ giấc, tối thiểu 7 – 8 giờ mỗi đêm.
  • Thư giãn tối đa, không cáu giận.
  • Không lạm dụng thuốc tránh thai, chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thực hiện xét nghiệm máu định kỳ để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.
  • Chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp phòng tránh bệnh rối loạn nội tiết tố.
Rối loạn nội tiết tố: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 3.

Có thể phòng tránh bệnh mất cân bằng nội tiết tố nhờ những thay đổi trong thói quen sinh hoạt.

5. Điều trị rối loạn nội tiết tố

Tùy thuộc vào từng cá nhân cụ thể mà các bác sĩ chỉ định những phương pháp điều trị thích hợp, tùy vào từng tình trạng bệnh.

Khi có tình trạng thiếu hụt hormone, phương pháp điều trị chính là các hormone thay thế. Tùy thuộc vào loại thiếu hụt mà người bệnh có thể bổ sung bằng đường uống hoặc đường tiêm. Những trường hợp khô âm đạo do thay đổi nồng độ estrogen có thể bôi kem chứa estrogen trực tiếp lên các mô âm đạo để giảm triệu chứng. Viên estrogen hay vòng để giảm khô âm đạo cũng có thể được cân nhắc.

Gel và miếng dán có chứa testosterone có thể giúp giảm các triệu chứng của suy tuyến sinh dục nam như nồng độ testosterone thấp do dậy thì muộn. Các trường hợp thiếu hormone tăng trưởng thường được tiêm hormone tăng trưởng tổng hợp.

Có nhiều phương pháp điều trị cho bệnh nhân bị dư thừa hormone trong máu. Ví dụ, khi bệnh nhân có khối u tiết prolactin làm tăng prolactin máu, bác sĩ thường chỉ định thuốc uống để teo nhỏ khối u và phẫu thuật khi cần thiết.

Bên cạnh việc tuân thủ trong điều trị rối loạn nội tiết tố thì việc thay đổi lối sống sinh hoạt cũng có thể có tác dụng làm giảm triệu chứng rối loạn nội tiết tố. Cụ thể:

Cần thực hiện một chế độ dinh dưỡng cân bằng để duy trì cần nặng ổn định hợp lý. Đồng thời cũng cần tránh các món ăn có tính cay nóng quá mức, do có thể dẫn đến tình trạng bốc hỏa. Đường carbohydrate tinh chế và các thực phẩm đóng gói cũng có thể gây rối loạn nội tiết tố, nên cần hạn chế.

Giảm căng thẳng: Căng thẳng chính là một trong những yếu tố tác động khiến bạn dễ bị rối loạn nội tiết tố và nổi mụn. Bạn nên sắp xếp lại lịch làm việc và dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi năng lượng.

Các bài tập thể dục như yoga hoặc thiền nhẹ nhàng sẽ giúp khỏe khoắn và giúp da và tóc khỏe đẹp hơn.

Vệ sinh cá nhân tốt: Vệ sinh sạch sẽ là điều vô cùng cần thiết, nhất là ở những khu vực có nhiều dầu tự nhiên như mặt, cổ, lưng và ngực. Bạn cũng có thể sử dụng sữa rửa mặt, kem hoặc gel bôi trị mụn trứng cá để giảm tình trạng mụn tiến triển nặng.

Thuốc điều trị rối loạn nội tiết tố nữThuốc điều trị rối loạn nội tiết tố nữ

SKĐS – Rối loạn nội tiết tố không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn gây nguy hiểm cho sức khỏe, nếu không được kiểm tra và điều trị kịp thời. Vậy có thuốc nào điều trị?

.


TS.BS Bùi Văn Tân
Ý kiến của bạn