Rối loạn nhịp tim: tìm hiểu những rủi ro tiềm ẩn

24-10-2024 16:34 | Y học 360
google news

Rung nhĩ (AFib) là một bệnh lý nhịp tim bất thường hay rối loạn nhịp tim rất phổ biến và hiện đang gia tăng số lượng ca bệnh trên khắp toàn cầu. Rung nhĩ xảy ra khi nhịp tim bình thường bắt đầu xuất hiện các xung điện không đều và hỗn loạn phát ra ở các buồng trên (tâm nhĩ) của tim.

Những người gặp phải tình trạng này sẽ trải qua hiện tượng đánh trống ngực — cảm giác tim đập nhanh hoặc đập mạnh ở ngực hoặc cổ. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như mệt mỏi, uể oải, khó chịu vùng ngực, khó thở, choáng váng và thậm chí là ngất xỉu.

Rối loạn nhịp tim: tìm hiểu những rủi ro tiềm ẩn- Ảnh 1.

So sánh bệnh rung nhĩ với các bệnh lý rối loạn nhịp tim khác

Khi so sánh với các bệnh lý rối loạn nhịp tim khác như nhịp nhanh trên thất (SVT), nhịp nhanh thất (VT), ngoại tâm thu nhĩ hoặc ngoại tâm thu thất (PAC/PVC), Rung nhĩ có mức độ phổ biến cao hơn cùng nguồn gốc và đặc điểm rối loạn nhịp tim khác nhau. Người bệnh cần lưu ý thăm khám kịp thời nếu có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ là rung nhĩ hoặc rối loạn nhịp tim.

Rủi ro và biến chứng của bệnh rung nhĩ AFib

Mặc dù bệnh rung nhĩ thường không đe dọa đến tính mạng, nhưng bệnh lại làm gia tăng nguy cơ đột quỵ và suy tim.

Đột quỵ do rung nhĩ có thể xảy ra theo trình tự như sau:

1. Trong quá trình phát bệnh rung nhĩ, tâm nhĩ không co bóp hiệu quả, dẫn đến chỉ có chuyển động rung thay vì hoạt động bơm máu bình thường.

2. Hiện tượng này làm tâm nhĩ không co bóp hoàn toàn, dẫn đến ứ máu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.

3. Các cục máu đông này có thể di chuyển đến não làm tắc nghẽn mạch máu, gây ra đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu hoặc do lấp mạch từ tim.

Suy tim do rung nhĩ có thể phát sinh :

1. Đầu tiên, rung nhĩ khiến tim đập nhanh và làm tim không thể bơm máu bình thường, nghĩa là lượng máu được bơm đi khắp cơ thể sẽ ít hơn.

2. Do áp suất ở tâm nhĩ cao hơn, máu có thể ứ đọng và tích tụ trong các mạch máu đi từ phổi vào tim hoặc tĩnh mạch phổi. Các mạch máu này đưa nguồn máu giàu oxy từ phổi đến tim và tình trạng ứ máu có thể gây ra rò rỉ chất lỏng vào phổi.

3. Khi rung nhĩ gây suy tim, nguồn máu giàu oxy không được cung cấp đủ trên khắp cơ thể và não, từ đó phát sinh các triệu chứng như thở dốc, mệt mỏi và mất sức.

Rối loạn nhịp tim: tìm hiểu những rủi ro tiềm ẩn- Ảnh 2.

Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh rung nhĩ

Một số người sẽ có nguy cơ mắc bệnh AFib cao hơn bình thường, bao gồm:

- Người lớn tuổi: Tỷ lệ mắc bệnh rung nhĩ gia tăng dần theo tuổi tác.

- Người bị huyết áp cao: Huyết áp cao không được kiểm soát sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ.

- Người mắc bệnh tim: Bệnh rung nhĩ phổ biến ở những người mắc bệnh tim mạch như bệnh lý van tim hoặc những người đang hồi phục sau phẫu thuật tim.

- Người uống nhiều rượu và hút thuốc: Tiêu thụ quá nhiều rượu bia và thuốc lá sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ.

- Tiền sử gia đình: Tiền sử gia đình có người bị rung nhĩ sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở các thành viên khác.

- Vận động viên và những người mắc các bệnh mãn tính khác: Các vận động viên tập luyện cường độ cao dễ bị rung nhĩ hơn do phải hoạt động cơ thể quá sức, gây sức ép lên tim, và họ thường gặp phải tình trạng mất nước hoặc mất cân bằng điện giải. Những người mắc các bệnh như tiểu đường cũng dễ bị rung nhĩ hơn vì viêm nhiễm và stress oxy hóa.

Kiểm soát tình trạng bệnh rung nhĩ

Sau đây là một số phương pháp kiểm soát y tế và thói quen sinh hoạt để giảm thiểu rủi ro mắc bệnh, đặc biệt là những bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc rung nhĩ:

- Phương án điều trị: Bên cạnh việc kiểm soát nhịp tim bằng các loại thuốc như thuốc chẹn beta (beta-blocker) và thuốc chống loạn nhịp tim, trong một số trường hợp bệnh có thể khuyến nghị thực hiện thủ thuật Cắt đốt bằng ống thông (Catheter Ablation - CA) để loại bỏ trực tiếp rung nhĩ.

- Các biện pháp phòng ngừa: Các biện pháp này nhằm mục đích kiểm soát, điều trị các tình trạng tiềm ẩn góp phần dẫn đến rung nhĩ hoặc nhằm mục đích ngăn ngừa đột quỵ, giảm nguy cơ suy tim và giải quyết các vấn đề khác liên quan đến nhịp tim.

- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Cắt giảm tiêu thụ lượng lớn caffeine hoặc rượu bia, cai thuốc lá, giảm bớt và điều hòa căng thẳng, hoạt động thể thao đều đặn và chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh.

Rối loạn nhịp tim: tìm hiểu những rủi ro tiềm ẩn- Ảnh 3.

Bác sĩ Kelvin Chua, chuyên gia tim mạch tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena và Gleneagles Singapore

Chăm sóc và theo dõi bệnh rung nhĩ

Việc nâng cao nhận thức về phương pháp và mục tiêu điều trị bệnh thường bắt đầu bằng việc đánh giá và kết luận chẩn đoán chính xác, người bệnh sẽ được kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng, xem xét tiền sử bệnh và làm các xét nghiệm chẩn đoán như Điện tâm đồ (ECG) hoặc Điện sinh lý sim (EPS) nếu cần thiết. Để kiểm soát bệnh rung nhĩ hiệu quả, cần có phương pháp tiếp cận toàn diện phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng cá nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Kết luận

Mặc dù rung nhĩ là một bệnh lý có nhiều thách thức trong công tác điều trị bệnh, nhưng thông qua các phương án kiểm soát bệnh hiệu quả, điều chỉnh thói quen sinh hoạt và chăm sóc sức khỏe toàn diện, các bệnh nhân mắc rung nhĩ giờ đây có thể tiếp tục duy trì chất lượng cuộc sống vui khỏe và năng động. Hoạt động truyền tải thông tin và nhận thức về rung nhĩ cũng góp phần giảm thiểu rủi ro mắc bệnh và cải thiện kết quả điều trị cho bệnh nhân.

Bài viết được chia sẻ bởi bác sĩ Kelvin Chua, chuyên gia tim mạch tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena và Gleneagles Singapore, với các chuyên khoa chính gồm rối loạn nhịp tim và các vấn đề tim mạch thông thường.

Để biết thêm chi tiết và nhận thông tin tư vấn từ bác sĩ Kelvin Chua, vui lòng liên hệ:

Văn phòng đại diện Tập đoàn Y tế Parkway tại Hà Nội

Tầng 5, số 110 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Hotline: 0988 155 855 hoặc 084 308 3637

Email: info@parkway.com.vn

FB page: https://www.facebook.com/parkwayhanoi

PV


Ý kiến của bạn