Rối loạn chuyển hóa đường ở người cao tuổi:

09-11-2009 10:32 | Bệnh người cao tuổi
google news

Tế bào não duy nhất chỉ sử dụng glucose làm thức ăn mà không sử dụng mỡ, protein như mọi tế bào khác; do vậy nếu đường huyết hạ đột ngột xuống dưới mức 0,7g/l

Kỳ II: Các biện pháp giúp người cao tuổi duy trì đường huyết

Hệ thống điều hòa đường máu ở người cao tuổi bị suy giảm

 Người cao tuổi cần ăn uống đủ dinh dưỡng để duy trì đường huyết.
Tế bào não duy nhất chỉ sử dụng glucose làm thức ăn mà không sử dụng mỡ, protein như mọi tế bào khác; do vậy nếu đường huyết hạ đột ngột xuống dưới mức 0,7g/l (3,9mmol/l) sẽ có ngay các triệu chứng thần kinh: run rẩy, mắt hoa; nếu giảm hơn nữa sẽ bủn rủn, choáng váng, vã mồ hôi lạnh, tim đập nhanh, mạch yếu... Nếu còn hạ tiếp sẽ có cứng hàm, lú lẫn, mất hẳn trương lực các cơ (ngã vật), hôn mê. Cùng một mức độ hạ đường huyết, người già thường có bệnh cảnh nặng hơn, khó cứu chữa hơn so với người trẻ. Nếu hạ đường huyết từ từ, thoạt tiên thấy đói cồn cào, bộ máy tiêu hóa co bóp mạnh (óc ách, sôi bụng). Tuy nhiên, nhiều người già mất cảm giác đói, tức là mất đi một triệu chứng sớm để kịp chẩn đoán. Sự huy động năng lượng trong cơ thể của người già để bù đắp trong những tình huống này thường tỏ ra chậm chạp và kém hiệu lực, do vậy hậu quả thường nặng nề: có thể hôn mê, có thể thiểu lực kéo dài, có thể suy cạn kho protein khó hồi phục... Nói chung, nếu cụ già đã giảm cảm giác ngon miệng thì nên ăn nhiều bữa nhỏ mỗi ngày. Nếu nghi ngờ người bị hạ đường huyết thì cần phải đo ngay đường huyết để xác định chẩn đoán. Nếu người bệnh còn tỉnh thì hãy cho ăn, uống ngay đồ ăn có carbohydrate như glucose hoặc các loại đường khác. Nếu người bệnh không tỉnh thì phải truyền tĩnh mạch 20ml glucose 50% hoặc tiêm bắp 0,5-1mg glucagon, sau đó cho ăn, uống. Nếu cần truyền glucose tĩnh mạch kéo dài thì tốt nhất bệnh nhân phải nhập viện.

Ngược lại với tình trạng hạ đường huyết, tăng đường huyết thường không biểu hiện bên ngoài bằng các triệu chứng khiến bệnh nhân cảm thấy được. Phải phát hiện bằng đo nồng độ đường huyết. Nhiều trường hợp đã có glucose trong nước tiểu cao mà bệnh nhân hoàn toàn không tự biết, thường tình cờ phát hiện đái tháo đường khi đi kiểm tra sức khỏe.

Xử trí hạ đường huyết ở người cao tuổi theo nguyên nhân        

Cách xử lý tăng đường huyết ở người già

        Trái với hạ (có hậu quả xấu), tình trạng tăng đường huyết trong hầu hết trường hợp là tạm thời (khi vận động, khi ở trạng thái tâm lý quá phấn khích: cáu giận, hoảng sợ, bực tức, lo phiền...). Với người già, chỉ cần nhớ rằng tình trạng trên nếu kéo dài và xảy ra thường xuyên có thể làm tiết nhiều adrenalin, gan cạn kiệt glucid - đe dọa chuyển sang hạ đường huyết. Thêm nữa, những trạng thái tâm lý trên còn ảnh hưởng xấu tới tim mạch, huyết áp. Khí công và thiền tỏ ra có tác dụng tốt (thăng bằng tâm lý).
          Trường hợp tăng đường huyết kéo dài gặp trong bệnh đái tháo đường. Ở người già, bệnh không chỉ do thiếu insulin mà do các tế bào sử dụng kém hiệu quả chất này. Phát hiện sớm bệnh đái tháo đường ở người già không dễ vì đường huyết cao không gây ra triệu chứng gì khiến bệnh nhân phải tự chú ý. Tuy nhiên, ở tuổi trên 60 rất nên đo đường huyết định kỳ. Không nên đo trong nước tiểu (vì có glucose trong nước tiểu là bệnh đã tiến triển một thời gian dài).   
Do đột ngột tăng sử dụng nhu cầu glucose như tiếp cận môi trường lạnh đột ngột  hay bất ngờ thực hiện một loạt động tác thể dục tương đối mạnh, hoặc tập khi bụng đói, có cơn nóng giận kéo dài, không tự kiềm chế được... đều có thể gây ra hạ đường huyết.

 Do gan giảm dự trữ: Ở người già, ngay sau khi ăn, tổng lượng glucose ở gan vẫn thấp. Tình trạng này càng rõ nếu mắc các bệnh gan mạn tính (xơ gan, suy gan). Đáng chú ý là gan của người nghiện rượu... Nhiều người nghiện từ thời trẻ, dần dần có thói quen uống mà quên ăn. Nói chung, người già cần ăn nhiều bữa, nhất là bữa đêm (ví dụ, một ly sữa lúc 21 giờ). Một dấu hiệu nói lên tình trạng hạ đường huyết ban đêm là ngủ mê mệt, trong giấc mơ thấy mình ăn rất nhiều và ngon lành. Một nguy cơ là dự trữ protein của cơ thể có thể cạn kiệt dần do biến thành glucose để chống hạ đường huyết, hậu quả là suy dinh dưỡng (khó phục hồi).

Do sử dụng quá mức các biện pháp chữa bệnh tiểu đường (bệnh nhân cần hết sức chú ý đến biến chứng này). Có thể do người bệnh sử dụng một chế độ ăn quá nghèo glucid với mục đích tích cực chữa bệnh, phòng biến chứng. Nên nhớ rằng, dù mắc bệnh đái tháo đường, bệnh nhân vẫn cần một khẩu phần glucid đủ mức cần thiết, chủ yếu là loại glucid nguyên hạt (không xay thành bột để hấp thu chậm vào cơ thể). Tuy nhiên, đa số bệnh nhân đái tháo đường bị hạ đường huyết thường do sử dụng quá mức các thuốc hạ đường huyết (hy vọng kiềm chế bệnh tốt hơn) mà không theo chỉ dẫn của thầy thuốc và không tự theo dõi định kỳ mức đường huyết. Hạ glucose máu rất khó phát hiện và điều trị nếu xảy ra về đêm. Để phòng ngừa hạ đường máu, người bệnh nên có những bữa ăn với chất lượng ổn định, giờ ăn đều đặn và nên giảm liều thuốc nếu không thể ăn đủ như bình thường. Nên ăn thêm đồ ăn có carbohydrate trước khi tập luyện với cường độ cao hơn. Rượu có thể trực tiếp gây hạ glucose máu, do đó nên tránh các cuộc chè chén say sưa hoặc uống rượu suông.

GS. Nguyễn Ngọc Lanh


Ý kiến của bạn