Rối loạn chức năng nhận thức dài hạn và sự tăng tốc thành Alzheimer

15-09-2021 09:00 | Y học 360

Nghiên cứu mới được báo cáo tại Hội nghị Quốc tế của Hiệp hội Bệnh Alzheimer (AAIC) vào tháng 7/ 2021, được tổ chức online ở Denver đã tìm thấy mối liên hệ giữa COVID-19 và tình trạng suy giảm nhận thức dai dẳng, bao gồm cả sự gia tăng các triệu chứng và bệnh lý của bệnh Alzheimer.

Ngoài các triệu chứng về đường hô hấp và đường tiêu hóa đi kèm với COVID-19, nhiều người nhiễm virus còn gặp các triệu chứng tâm thần kinh ngắn và/ hoặc dài hạn, bao gồm mất khứu giác và vị giác, suy giảm nhận thức và chú ý, được gọi là "sương mù não "(brain fog). Đối với một số người, các triệu chứng thần kinh này vẫn tồn tại và các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu cơ chế mà rối loạn chức năng não xảy ra và điều đó có ý nghĩa gì đối với sức khỏe nhận thức về lâu dài. Các nghiên cứu chỉ ra 2 vấn đề sau:

Nhiễm COVID-19 dẫn đến suy giảm nhận thức kéo dài do mất khứu giác dai dẳng dù đã khỏi nhiễm COVID

photo-1631532190646

Những phát hiện ban đầu tại AAIC 2021 từ Hy Lạp và Argentina cho thấy người lớn tuổi thường xuyên bị suy giảm nhận thức dai dẳng, bao gồm cả việc mất khứu giác dai dẳng, dù đã hồi phục sau khi nhiễm SARS-CoV-2. Những dữ liệu mới này chỉ ra những xu hướng đáng lo ngại cho thấy nhiễm COVID-19 dẫn đến suy giảm nhận thức kéo dài và thậm chí là các triệu chứng của bệnh Alzheimer.

TS.BS.Gabriel de Erausquin, thuộc Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Texas tại Trường Y San Antonio Long, cùng với các đồng nghiệp từ Hiệp hội SARS-CoV-2 toàn cầu do Hiệp hội Alzheimer đứng đầu, đã nghiên cứu nhận thức và các giác quan khứu giác trong một nhóm gần 300 người Mỹ trưởng thành lớn tuổi từ Argentina có COVID-19.

Những người tham gia được nghiên cứu từ ba đến sáu tháng sau khi nhiễm COVID-19. Hơn một nửa cho thấy có các vấn đề dai dẳng với chứng hay quên, và khoảng 1/4 có thêm các vấn đề về nhận thức bao gồm rối loạn chức năng ngôn ngữ và điều hành. Những khó khăn này liên quan đến các vấn đề dai dẳng trong chức năng khứu giác, nhưng không liên quan đến mức độ nghiêm trọng của bệnh COVID-19 ban đầu.

Người nhiễm COVID có mức độ bão hòa oxy (SpO2) càng thấp thì càng gặp nhiều vấn đề về nhận thức sau này

photo-1631532192768

Picture 2

Erausquin cho biết: "Chúng tôi bắt đầu nhận thấy mối liên hệ rõ ràng giữa COVID-19 và các vấn đề về nhận thức vài tháng sau khi nhiễm bệnh. "Chúng tôi bắt buộc phải tiếp tục nghiên cứu dân số này và những người khác trên khắp thế giới, trong một thời gian dài hơn để hiểu thêm về các tác động thần kinh lâu dài của COVID-19."

TS.BS.George Vavougios của Đại học Thessaly (UTH), và các đồng nghiệp đã nghiên cứu sự suy giảm nhận thức và các chỉ số sức khỏe liên quan ở 32 bệnh nhân COVID-19 từ nhẹ đến trung bình đã nhập viện hai tháng sau khi xuất viện. Trong số đó, 56,2% có biểu hiện suy giảm nhận thức. Điểm số kiểm tra nhận thức kém tương quan tăng theo tuổi, vòng eo và tỷ lệ eo trên hông. Sau khi điều chỉnh theo tuổi và giới tính, trí nhớ và điểm tư duy kém hơn có liên quan độc lập với mức độ bão hòa oxy thấp trong bài kiểm tra đi bộ kéo dài 6 phút (thường được sử dụng để đánh giá chức năng của những người bị bệnh tim phổi). Vavougios cho biết: "Một bộ não bị thiếu oxy sẽ không khỏe mạnh và sự thiếu hụt liên tục có thể góp phần gây ra những khó khăn về nhận thức". Những dữ liệu này gợi ý một số cơ chế sinh học phổ biến giữa rối loạn nhận thức của COVID-19 và sự mệt mỏi sau COVID-19 đã được báo cáo trong vài tháng qua.

Tài liệu tham khảo:

1. Gabriel de Erausquin, M.D., Ph.D., M.Sc., et al. Olfactory dysfunction and chronic cognitive impairment following SARS-CoV-2 infection in a sample of older adults from the Andes mountains of Argentina.

2. George Vavougios, M.D., Ph.D., et al. Investigating the prevalence of cognitive impairment in mild and moderate COVID-19 patients two months post-discharge: associations with physical fitness and respiratory function.


Ths.Bs Nguyễn Tường Vy, Bệnh viện Chợ Rẫy
Ý kiến của bạn