1. Rối loạn ăn uống vô độ là gì?
Rối loạn ăn uống vô độ là thuật ngữ đề cập đến tình trạng thường xuyên tiêu thụ một lượng lớn thức ăn không thể kiểm soát đi kèm với hành vi đào thải thức ăn (tự gây nôn mửa, dùng thuốc nhuận tràng, lợi tiểu,…).
Rối loạn này gặp nhiều ở nữ giới trong độ tuổi vị thành niên. Những người mắc chứng rối loạn ăn uống vô độ biết rằng họ đang tiêu thụ quá nhiều thức ăn và điều này là không tốt nhưng không thể dừng hành vi của mình.
Thỉnh thoảng, chúng ta cũng ăn quá mức, nhưng những người mắc chứng rối loạn ăn uống vô độ sẽ thường xuyên ăn một lượng lớn thức ăn bất thường trong một khoảng thời gian ngắn và có xu hướng cảm thấy xấu hổ hoặc tội lỗi về sau.
Theo Hiệp hội Rối loạn Ăn uống Quốc gia Mỹ, rối loạn ăn uống vô độ là chứng rối loạn ăn uống phổ biến và gần 3% người lớn sẽ bị rối loạn ăn uống vô độ vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Chứng rối loạn ăn uống vô độ có thể được điều trị thành công bằng thuốc và thay đổi lối sống. Những người được điều trị sẽ có chất lượng cuộc sống tốt hơn, hình ảnh cơ thể được cải thiện và kiểm soát được hành vi ăn uống của mình.
2. Làm thế nào để chẩn đoán chứng rối loạn ăn uống vô độ?
Hiện vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra chứng rối loạn ăn uống vô độ, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng nó có thể là sự kết hợp của các yếu tố như di truyền, áp lực xã hội, trầm cảm, lo lắng và ăn kiêng.
Bất kỳ ai cũng có thể mắc chứng rối loạn này, nhưng những người có các đặc điểm sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:
- Bị lạm dụng tinh thần hoặc tình cảm
- Lớn lên trong môi trường các thành viên trong gia đình có thói quen ăn uống không lành mạnh
- Lo lắng hoặc trầm cảm
- Có sự thay đổi trọng lượng cơ thể đáng kể
Để chẩn đoán mắc chứng rối loạn ăn uống vô độ, phải có các triệu chứng nhất định bao gồm:
- Ăn uống thường xuyên với lượng thức ăn lớn bất thường
- Sự dao động về trọng lượng cơ thể
- Tích trữ lương thực
- Hay thích ăn một mình
- Cảm giác xấu hổ, tội lỗi hoặc trầm cảm sau khi ăn no.
Nếu nghĩ rằng mình đang mắc chứng rối loạn ăn uống vô độ cần đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán.
3. Các lựa chọn điều trị chứng rối loạn ăn uống vô độ
Chứng ăn uống vô độ sẽ được chữa khỏi hoàn toàn nếu tuân thủ nghiêm túc kế hoạch điều trị.
Việc điều trị thường bao gồm sự kết hợp của các phương pháp sau:
3.1 Tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu giúp mọi người hình thành thói quen tốt hơn và đối phó với những cảm xúc tiêu cực. Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là một loại liệu pháp tâm lý giúp mọi người kiểm soát hành vi của mình, cải thiện hình ảnh bản thân và điều chỉnh cách ăn uống của họ. Các loại liệu pháp tâm lý khác, như liệu pháp hành vi biện chứng có thể giúp người bệnh kiểm soát lượng thức ăn của họ theo hướng tích cực.
3.2 Thay đổi lối sống
Một số thói quen như ăn sáng đầy đủ có thể giúp những người mắc chứng rối loạn ăn uống vô độ kiểm soát cảm giác thèm ăn một lượng lớn thức ăn.
3.3 Dùng thuốc
Thuốc trị rối loạn ăn uống vô độ có thể bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật và thuốc kích thích thần kinh.
Bệnh nhân được chẩn đoán mắc chứng rối loạn ăn uống vô độ bởi các bác sĩ chuyên khoa sẽ được xây dựng kế hoạch điều trị dựa trên độ tuổi, cân nặng, tiền sử bệnh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
4. Các thuốc có thể dùng trị rối loạn ăn uống vô độ
Có nhiều loại thuốc khác nhau có thể giúp điều trị chứng rối loạn ăn uống vô độ. Các loại thuốc sau đây được kê đơn phổ biến nhất:
4.1 Thuốc chống trầm cảm
Thuốc chống trầm cảm đôi khi được kê đơn để giúp điều trị chứng rối loạn ăn uống vô độ vì chúng giúp cải thiện tâm trạng tổng thể. Có một số loại thuốc chống trầm cảm khác nhau, bao gồm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), thuốc chống trầm cảm ba vòng, và norepinephrine (SNRI).
Fluoxetine, paroxetine và sertraline... là những ví dụ về thuốc chống trầm cảm thường được kê đơn. Thuốc chống trầm cảm có thể gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, mệt mỏi hoặc đau đầu.
4.2 Thuốc chống co giật
Thuốc chống co giật là một nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị co giật, nhưng chúng cũng có thể được sử dụng để điều trị rối loạn lưỡng cực, đau thần kinh và trong một số trường hợp, rối loạn ăn uống vô độ, bao gồm các loại thuốc như topamax (topiramate). Thuốc chống co giật có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như các vấn đề về trí nhớ, chóng mặt và khó tập trung.
4.3 Thuốc kích thích thần kinh trung ương
Thuốc kích thích thần kinh trung ương làm tăng sự chú ý, tỉnh táo và năng lượng. Thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương vyvanse (lisdexamfetamine dimesylate) là loại thuốc đầu tiên được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt để điều trị chứng rối loạn ăn uống vô độ. Vyvanse có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, khô miệng và đau đầu.
5. Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc
Các tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc rối loạn ăn uống vô độ là:
- Nhức đầu
- Buồn nôn
- Chóng mặt
- Khô miệng
- Mệt mỏi
- Khó tập trung
- Khó ngủ
- Giảm ham muốn tình dục
- Thay đổi cảm giác thèm ăn
Trong một số trường hợp hiếm hoi, thuốc điều trị rối loạn ăn uống vô độ có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn cần được chăm sóc y tế. Nếu đang dùng thuốc theo toa và gặp bất kỳ thay đổi tâm trạng nào, lú lẫn, kích động, khó thở, nổi mề đay hoặc sưng mặt hoặc cổ họng, người bệnh cần liên hệ ngay với các cơ sở y tế.
6. Phương pháp hỗ trợ điều trị cho chứng rối loạn ăn uống vô độ
Nhiều người nhận thấy rằng một số thay đổi lối sống nhất định có thể giúp kiểm soát ham muốn ăn quá nhiều của họ.
Dưới đây là một số biện pháp khắc phục hiệu quả nhất cho chứng rối loạn ăn uống vô độ:
- Ăn sáng: Ăn sáng mang lại cảm giác no, vì vậy nó có thể giúp ngăn cảm giác thèm ăn một lượng lớn thức ăn sau đó trong ngày.
- Tránh ăn kiêng: Cố gắng ăn kiêng có thể làm trầm trọng thêm chứng rối loạn ăn uống vô độ vì chế độ ăn kiêng có thể kích thích ham muốn ăn uống hơn. Tốt nhất những người mắc chứng rối loạn ăn uống vô độ nên tránh các chương trình ăn kiêng và giảm cân cho đến khi họ kiểm soát được tình trạng ăn uống vô độ. Trao đổi với chuyên gia y tế hoặc chuyên gia dinh dưỡng đeer có chế dọ ăn uống phù hợp nhất.
- Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể là nguyên nhân lớn gây ra các cơn buồn nôn vì nó có thể dẫn đến việc tìm kiếm sự thoải mái trong thức ăn. Yoga, tập thể dục và hít thở sâu đều là những ví dụ về cách giảm căng thẳng một cách tự nhiên.
Mời xem thêm video đang được quan tâm:
10 loại thực phẩm tốt cho phổi sau mắc COVID-19