Rối loạn ăn uống là gì?
Rối loạn ăn uống là những rối loạn tâm lý có liên quan đến rối loạn cực trong hành vi ăn uống. Đó là tình trạng tập trung vào thức ăn và trọng lượng cơ thể khiến một người trở nên cực đoan khi ăn. Một số chứng rối loạn ăn uống phổ biến nhất là: rối loạn ăn uống vô độ, chứng ăn vô độ và chứng biếng ăn.
Nếu con bạn mắc chứng rối loạn ăn uống, bạn cần giải quyết vấn đề cùng con càng sớm càng tốt. Bằng cách nhận trợ giúp sớm, con bạn có thể thoát khỏi các nguy cơ sức khỏe liên quan đến chứng rối loạn ăn uống.
Rối loạn ăn uống kéo dài là một vấn đề y tế nghiêm trọng có thể gây hậu quả lâu dài cho sức khỏe nếu không được điều trị.
Hơn 90% những người mắc chứng rối loạn ăn uống là trẻ em gái. Tuy nhiên, các chàng trai tuổi teen cũng có những lo lắng về hình ảnh cơ thể. Nhiều chàng trai phấn đấu để có được thân hình hoàn hảo bằng cách ăn kiêng hoặc tập thể dục quá đà.
Rối loạn ăn uống ở tuổi teen có thể do nhiều yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới như lạm dụng điện thoại, mất thời gian quá nhiều vào mạng xã hội... nhiều khi con bạn cố gắng thể hiện một hình ảnh tự tin nhưng rất có thể con gặp vấn đề về rối loạn ăn uống.
Vì vậy, cha mẹ hãy tạo ra một môi trường yêu thương, lưu tâm đến sức khỏe của chúng và sẵn sàng lắng nghe con một khi con có ý thổ lộ điều gì đó không ổn.
Rối loạn ăn uống có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Nguyên nhân và dấu hiệu của rối loạn ăn uống ở thanh thiếu niên
Theo các chuyên gia liên kết chứng rối loạn ăn uống với sự kết hợp của nhiều yếu tố, chẳng hạn như mối quan hệ gia đình, các vấn đề tâm lý và di truyền. Ngoài ra thanh thiếu niên có thể tự ti và bận tâm về việc muốn có một cơ thể gầy.
Không có gì lạ khi thanh thiếu niên thay đổi thói quen ăn uống của họ theo thời gian. Một số thanh thiếu niên thử nghiệm một phong cách ăn uống khác như ăn chay hoặc ăn kiêng, đôi khi bỏ bữa để giảm cân.
Có nhiều dấu hiệu khác nhau của chứng rối loạn ăn uống, bao gồm:
- Con bạn luôn cho rằng mình quá gầy hay quá béo mà trên thực tế không phải như vậy; Quá quan tâm đến trọng lượng cơ thể.
- Con bạn có thể bỏ qua hầu hết các bữa ăn hoặc có thói quen ăn uống thất thường.
- Ủ rũ, lo lắng, trầm cảm, không muốn tiếp xúc với bạn bè và trở nên quá nhạy cảm với những lời chỉ trích.
Rối loạn ăn uống có thể gây ra các triệu chứng dễ nhận biết như: mất ngủ, táo bón, phát ban trên da hoặc da khô, sâu răng, rụng tóc, móng tay giòn dễ gãy, tăng động và tập thể dục một cách thái quá...
Cha mẹ cần đồng hành với con
Cha mẹ hãy chú ý quan sát hành vi và cách ăn uống của con bạn một cách cẩn thận. Điều này sẽ giúp bạn nhận ra sự khác biệt giữa ăn kiêng không thường xuyên và rối loạn ăn uống.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nghi ngờ rối loạn ăn uống ở trẻ, hãy nhờ bác sĩ tư vấn. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ tư vấn làm một vài xét nghiệm y tế để đảm bảo vấn đề thể chất không phải là vấn đề sức khỏe tiềm ẩn của con bạn.
Thông thường, thanh thiếu niên cần được tư vấn để nói về cảm giác của họ về cân nặng và các vấn đề khác trong cuộc sống.
Ngoài ra, bác sĩ có thể giới thiệu con bạn đến chuyên gia dinh dưỡng để học cách phát triển thói quen ăn uống lành mạnh.
Cha mẹ nên nói chuyện với con về nguy cơ của rối loạn ăn uống và xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh.
Ngoài ra, điều rất quan trọng là phải đảm bảo con bạn cảm thấy được gia đình và bạn bè yêu thương và hỗ trợ nếu phải điều trị chứng rối loạn ăn uống. Cảm thấy an toàn và được chấp nhận có thể giúp hình thành nền tảng vững chắc để con bạn có thể bắt đầu học những thói quen mới lành mạnh hơn.
Bạn hãy nhớ, thói quen ăn uống phát triển rất sớm trong cuộc đời, từ 12-24 tháng. Đó là lý do tại sao cha mẹ cần tạo dựng cho con thói quen ăn uống tốt ngay nhỏ.
Xem thêm video đang được quan tâm
Vận động để giữ sức khỏe trong mùa dịch COVID-19