Hà Nội

Rơi lệ hai cha con chở hũ tro cốt mẹ trên giỏ xe

09-10-2021 22:28 | Đời sống
google news

SKĐS - Gần đây, câu chuyện hai cha con về quê chở theo hũ tro cốt của người vợ, người mẹ trên giỏ xe máy đã lấy đi nước mắt của rất nhiều người. Hình ảnh đứa trẻ ngây thơ không hề hay biết sự ra đi của người mẹ vẫn không thôi ám ảnh trong tâm trí của người xem.

Giao tro cốt người cha mắc COVID-19 về gia đình, người chiến sĩ rưng rưng nước mắt vì bức thư giấu trong hộp quàGiao tro cốt người cha mắc COVID-19 về gia đình, người chiến sĩ rưng rưng nước mắt vì bức thư giấu trong hộp quà

SKĐS - Hình ảnh những chiến sĩ bộ đội đưa phần tro cốt của người mất về tận nhà khiến nhiều người không khỏi xúc động. Đây là nghĩa cử thiêng liêng của những người lính, san sẻ phần nào nỗi đau mà người dân đang trải qua.

Sau khi quyết định cùng con gái chở theo "hành trang đặc biệt" - hũ tro cốt của người vợ quá cố, anh Hữu vẫn chưa biết tương lai "gà trống nuôi con" sẽ ra sao...

Quả thực, dịch bệnh đã lấy đi của chúng ta quá nhiều thứ. Đến nỗi buồn khi mất người thân cũng vỏn vẹn trong vài mét vuông phòng trọ. Người mất trong hiu quạnh, thân nhân chỉ biết nén đau không người bên cạnh an ủi, sẻ chia.

Anh Lê Văn Hữu (SN 1983, An Giang) chia sẻ, gần 4 tháng trời trầy trật ở phòng trọ, cảnh con nhỏ, vợ mất khiến anh quyết định rời khỏi miền đất hứa, về quê hương an cư lập nghiệp.

Sau hơn 200km đi xe máy từ Bình Dương, cha con anh Hữu đã về đến quê tại ấp Vĩnh Hiệp, xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn, An Giang. Hiện, hai cha con đang cách ly tại nhà theo quy định. Thẫn thờ chưa nguôi nỗi đau mất vợ, anh Hữu vẫn chưa biết nên bắt đầu từ đâu, đi tiếp con đường của mình như thế nào.

Rơi lệ hai cha con chở hũ tro cốt mẹ trên giỏ xe - Con trai lớn của anh Hữu thắp nhang cho mẹ.

Con trai lớn của anh Hữu thắp nhang cho mẹ.

Theo chia sẻ, vợ anh Hữu là chị Th. người cùng địa phương. Cả hai nên duyên vợ chồng vào năm 2014. Lần lượt hai người con ra đời, bé trai lớn năm nay đang học lớp 4, bé gái nhỏ năm nay tuổi lên 3.

Do hoàn cảnh khó khăn, anh chị phải để bé lớn ở nhà nhờ cậy ông bà nội chăm nom. Đầu năm, hai vợ chồng cắp theo đứa con gái nhỏ lên Bình Dương làm ăn. Chị Th. làm công nhân cho công ty may, anh Hữu làm phụ hồ, khiêng vác, ai thuê gì anh làm nấy mong sao dành dụm chút tiền cuối năm trở về sắm Tết và làm đồng vốn.

Thế nhưng, cách đây 3 tháng chị Th. mắc COVID-19 rồi mất trong sự bàng hoàng của anh Hữu. Sự ra đi đột ngột của người vợ tào khang khiến anh gần như gục ngã và mất đi phương hướng.

"Ngày nghe tin vợ mất, tôi như chết lặng. Nhìn trong ví tiền đã cạn, tôi phải gọi hai bên nội ngoại vay mượn. Người vài trăm giúp đỡ gửi lên để mái táng cho vợ. Nhiều tháng ròng, hai cha con ở lại phòng trọ không biết xoay sở thế nào. Không có tiền mua sữa cho con, tôi phải quấy đường, khi thì nước cơm loãng cho bé uống", anh Hữu ngậm ngùi nói.

Được biết, bé gái đã 3 tuổi nhưng vẫn chưa biết nói. Chỉ "ê a", bi bô chứ chưa phát âm được từ gì. Mồ côi mẹ, nhưng bé còn quá nhỏ nên không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Thỉnh thoảng còn ngơ ngác đòi mẹ khiến tim anh càng thêm quặn thắt.

Rơi lệ hai cha con chở hũ tro cốt mẹ trên giỏ xe do mắc COVID-19- Dù đã 3 tuổi nhưng bé gái thứ 2 của anh Hữu vẫn chưa biết nói.

Dù đã 3 tuổi nhưng bé gái thứ 2 của anh Hữu vẫn chưa biết nói.

Sau nỗi mất mát quá lớn, anh Hữu tưởng như sụp đổ. Thế nhưng, nghĩ về hai con anh phải dằn lòng phải mạnh mẽ vượt lên. Những ngày trong phòng trọ, anh Hữu trăn trở đủ điều. Giấc mộng tha phương lập nghiệp đành gác lại. Anh đành trở về quê hương kiếm kế sinh nhai, nhang khói cho vợ và nuôi hai con khôn lớn.

Trước mắt, anh phải xoay sở trả nợ tiền mai táng cho vợ. Sau đó, cần một số vốn sắm sửa dụng cụ như máy hàn, máy khoan để làm cơ khí kiếm tiền nuôi con.

Cụ bà 80 tuổi vượt ngàn km về quê: "Tôi thấy người Việt tốt bụng ở khắp nơi"


Hương Hương
Ý kiến của bạn