Robot hỗ trợ đối phó với Ebola

22-11-2014 14:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Những con robot đã thật sự làm việc tại các khu vực thảm họa. Chúng có thể tiếp cận những địa điểm xa xôi hẻo lánh và nguy hiểm...

Những con robot đã thật sự làm việc tại các khu vực thảm họa. Chúng có thể tiếp cận những địa điểm xa xôi hẻo lánh và nguy hiểm hay hoạt động ở những nơi mà con người không thể đặt chân đến. Vì vậy, nó có vẻ như một bước tiến tự nhiên nhằm nghĩ tới viễn cảnh robot có thể giúp đỡ hiệu quả cho một đợt khủng hoảng y tế như đợt dịch bùng phát Ebola ở Tây Phi hiện nay.

Robot trong phòng chống dịch Ebola là một chủ đề được thảo luận sôi nổi tại hội nghị vào thứ sáu vừa qua với sự hiện diện của 3 trường đại học người máy học hàng đầu nước Mỹ và Nhà Trắng. Một ý tưởng đang được trình bày tại Viện Nghiên cứu bách khoa Worcester (WPI) ở Massachusetts (Mỹ) nhằm tránh việc thiết kế những con robot mới lại từ đầu nhằm tránh một nguồn đầu tư khổng lồ về thời gian và tiền bạc. Hơn nữa, theo WPI, những con robot đang hiện hữu nên tái ứng dụng làm việc trong các sứ mạng cụ thể chống lại bệnh Ebola. Những trường đại học khác liên quan trong hội nghị này là Texas A&M và Đại học California, Berkeley.

​Các nhà nghiên cứu đang chứng minh robot có thể xử trí với quần áo bị ô nhiễm.

Robot điều khiển từ xa

Một trong những thế hệ robot của WPI đã sử dụng là AERO (Cỗ xe thăm dò tự động). Ban đầu nó được tạo ra nhằm mục đích thăm dò không gian nhưng hiện tại nó đã được chuyển đổi nhằm phục vụ công tác khử độc bằng cách gắn thêm những cái bể phun ngay trên mình nó. Ý tưởng này là con người sẽ ngồi ở một khu vực an toàn và kiểm soát hoạt động của AERO từ đằng xa. Ông Velin Dimitrov, một ứng viên nghiên cứu sinh, tiến sĩ người máy học, phát biểu: “Chúng tôi đang cố gắng để kéo những công nhân cách xa căn bệnh Ebola. Ebola không lây truyền qua không khí, vì thế nếu bạn có thể dùng một robot hoạt động từ bên ngoài thì sẽ giảm thiểu rủi ro bệnh tật cho các nhân viên”. Nhóm nghiên cứu của WPI hy vọng sẽ triển khai AERO trong số các robot khác nhằm đẩy mạnh tiến độ khử độc ở Tây Phi trong vòng 3 tháng tới.

Một thách thức khác là sự thiếu kinh nghiệm của các sinh viên người máy học để đối phó với các nhu cầu thường nhật của các nhân viên Ebola. Vì vậy, WPI đã dựng một cái lều tạm trong khuôn viên trường mình nhằm nghiên cứu về những bộ quần áo bảo hộ lao động an toàn cho các nhân viên mặc để tránh bệnh dịch. WPI cũng đang tìm kiếm cách sử dụng lại một loại robot khác tên là Baxter. Việc sản xuất loại robot này nhằm cố định lại một điểm trong nhà máy và thật sự giá thành của nó khá thấp, chỉ khoảng 26.000USD (tương đương 16.392 bảng Anh).

Việc ra đời loại robot nhằm mục đích giữ an toàn sức khỏe cho công nhân. WPI cũng muốn nhấn mạnh rằng không con robot nào sẽ làm việc độc lập - mỗi con sẽ do một người điều khiển từ khoảng cách xa chúng. Ông Dmitry Derenson, giáo sư về chương trình người máy học của WPI, giải thích: “Chúng tôi không cố gắng tạo ra một chương trình tự động hoàn toàn. Điều quan trọng là bạn có thể làm việc từ xa và không cần phải áy náy khi ai đó bị nhiễm độc. Vấn đề chúng tôi rất quan tâm là: Làm cách nào giữ yếu tố con người trong sự tương tác robot”.

Làm gì để tránh sự kỳ thị?

Thứ mà hội thảo đang vật lộn là mức độ kỳ thị của người nhiễm bệnh Ebola. Việc cô lập họ bằng cách điều trị với robot còn có thể tạo ra một sự đau khổ lớn hơn. Việc sử dụng robot cho Telepresence - một kỹ thuật thể hiện khuôn mặt người nào đó ở khoảng cách xa hiện trên màn hình, sử dụng loa và micro cho các cuộc trò chuyện với bệnh nhân. Robot có thể cung cấp một chi phí hiệu quả về chuyên môn không chỉ hoạt động ở các điểm xa xôi, mà còn khiến người ta có thể tương tác với người thân yêu của họ - những người nhanh chóng bị cách ly sau khi được chẩn đoán bệnh. GS. Taskin Padir (WPI) cũng đã đề cập tái dựng lại một số lều bệnh viện dã chiến trở thành những “chiếc lều công nghệ”.

Những chiếc lều công nghệ sẽ áp dụng hệ thống máy cảm biến nhằm giám sát chặt chẽ mọi di biến động ở bệnh nhân cao tuổi. GS. Taskin Padir nhấn mạnh: “Một chiếc lều thông minh có mạng lưới cảm biến sẽ cung cấp một con robot di động với khả năng định hướng đáng tin cậy. Và con robot này có thể dùng để cung cấp nước, thức ăn, thuốc men cho bệnh nhân và nó có thể được theo dõi từ khắp nơi trên thế giới. Nếu tôi đang làm việc ở Boston, tôi vẫn có thể tư vấn cho bệnh nhân của mình. Các cảm biến là những thiết bị mà chúng ta có thể mua nó ở các cửa hàng. Chúng có thể phát hiện cửa đóng hay mở, thậm chí chúng ta có thể theo dõi một ai đó vừa thoát ra khỏi khu vực bị cách ly”.

Hội thảo Nhà Trắng cũng sẽ thảo luận về việc nếu người ta chấp nhận sự giúp đỡ của robot trong một đợt dịch bệnh bùng nổ. Tuy nhiên, Ebola có thể lây lan trong quá trình chôn cất người quá cố, vì vậy nhóm nghiên cứu muốn biết liệu robot dùng cho hoạt động chôn cất có được chấp nhận từ phía các cộng đồng dân cư địa phương để chuyên chở thi hài người quá cố hay không. “Chắc chắn sẽ có lợi nếu chúng ta dùng công nghệ tại nơi mà chúng ta không muốn đẩy người sống vào vòng nguy hiểm”, dẫn lời của bà Jeanine Skorinko, phó giáo sư tâm lý học tại WPI.

(BBC NEWS, 11/2014)

Nguyễn Thanh Hải

 

 


Ý kiến của bạn